Chiêm ngưỡng tác phẩm thư pháp kết hợp với ánh sáng

Bằng cách kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và hiệu ứng ánh sáng, người thưởng lãm có cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật thư pháp.

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới Ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm thư pháp Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”.

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới Ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm thư pháp Quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”.

Triển lãm giới thiệu nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ theo hướng hiện đại. Bằng cách kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và hiệu ứng ánh sáng, người thưởng lãm có cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật này.

Triển lãm giới thiệu nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ theo hướng hiện đại. Bằng cách kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và hiệu ứng ánh sáng, người thưởng lãm có cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật này.

Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu khẳng định, triển lãm định hướng sáng tác và tư duy nghệ thuật mới, kết hợp tân cổ điển - bán hiện đại, cùng với trưng bày mới, được định hình làm tiền đề và chuẩn mực cho các triển lãm kế tiếp về thư pháp Quốc ngữ.

Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu khẳng định, triển lãm định hướng sáng tác và tư duy nghệ thuật mới, kết hợp tân cổ điển - bán hiện đại, cùng với trưng bày mới, được định hình làm tiền đề và chuẩn mực cho các triển lãm kế tiếp về thư pháp Quốc ngữ.

Nội dung các tác phẩm thư pháp chính và nhỏ trưng bày được lấy cảm hứng từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/Quốc ngữ của các danh nhân nước nhà như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du... Bên cạnh đó, các tác giả viết và sáng tác còn sử dụng những nội dung văn chương hiện đại viết về Thăng Long, Hà Nội.

Nội dung các tác phẩm thư pháp chính và nhỏ trưng bày được lấy cảm hứng từ thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/Quốc ngữ của các danh nhân nước nhà như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du... Bên cạnh đó, các tác giả viết và sáng tác còn sử dụng những nội dung văn chương hiện đại viết về Thăng Long, Hà Nội.

Toàn bộ các tác phẩm chính và nhỏ đều được soi sáng từ bên trong, mang lại cảm giác mới cho công chúng thưởng thức nghệ thuật.

Toàn bộ các tác phẩm chính và nhỏ đều được soi sáng từ bên trong, mang lại cảm giác mới cho công chúng thưởng thức nghệ thuật.

Người xem có thể cảm nhận, tương tác hai chiều một cách rõ ràng hơn, trực quan nhất vẻ đẹp của bút mực trên từng trang giấy.

Người xem có thể cảm nhận, tương tác hai chiều một cách rõ ràng hơn, trực quan nhất vẻ đẹp của bút mực trên từng trang giấy.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 25/9/2024.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 25/9/2024.

Tình Lê

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chiem-nguong-tac-pham-thu-phap-ket-hop-voi-anh-sang-2317501.html
Zalo