Chiêm ngưỡng 'cực phẩm' mâm cúng rằm tháng Giêng chu toàn lễ nghĩa, rước lộc bình an

Qua mâm cúng rằm tháng Giêng, mỗi gia đình không chỉ duy trì truyền thống mà còn tạo nên khoảnh khắc sum họp, gắn kết tình cảm, khơi dậy niềm hy vọng cho một năm mới tràn đầy phước lành.

Mâm cúng rằm tháng Giêng có ý nghĩa như thế nào?

Mâm cúng rằm tháng Giêng không chỉ là một nghi thức tâm linh mà còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo, sự tri ân đối với tổ tiên và các vị thần linh.

Mâm cúng rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh. (Ảnh: Thu Huong Vu)

Mâm cúng rằm tháng Giêng mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh. (Ảnh: Thu Huong Vu)

Tôn kính tổ tiên và cầu phúc lành

Qua việc dâng mâm cỗ rằm tháng Giêng, gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền tổ, mong được phù hộ, che chở và ban phước lành cho cả năm. Nghi lễ này được coi là "điểm khởi đầu" của năm mới, giúp thu hút nguồn năng lượng tích cực và xua đuổi những điều xui xẻo.

Biểu tượng của sự đoàn viên và thịnh vượng

Các món ăn được bày trên mâm cúng như: xôi gấc (biểu trưng cho ấm no và đầy đủ); gà luộc (thể hiện sự trọn vẹn); hay mâm ngũ quả (tượng trưng cho sự cân bằng của ngũ hành);... Những món ăn này không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn mang thông điệp về sự hài hòa, no đủ và phát đạt cho gia đình.

Duy trì và phát huy truyền thống

Việc chuẩn bị và dâng mâm cúng rằm tháng Giêng giúp các thế hệ trẻ gắn bó với giá trị văn hóa truyền thống, tạo cơ hội sum họp, sẻ chia và hướng về cội nguồn của mỗi gia đình.

Như vậy, mâm cúng rằm tháng Giêng không chỉ là nghi lễ dâng lễ mà còn là lời khẳng định niềm tin, hy vọng vào một năm mới bình an, thịnh vượng và tràn đầy phước lành cho cả gia đình. Đó là lý do vì sao các gia chủ luôn thành tâm kính lễ qua những mâm cúng rằm tháng Giêng đầu năm.

Mâm cúng rằm tháng Giêng hiện đại và truyền thống có sự khác biệt như thế nào?

Mâm cỗ nhiều màu sắc trong văn hóa Việt Nam không chỉ tạo nên sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc, phản ánh triết lý âm dương ngũ hành và những ước nguyện tốt đẹp của gia chủ. (Ảnh: Thu Huong Vu)

Mâm cỗ nhiều màu sắc trong văn hóa Việt Nam không chỉ tạo nên sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ mà còn mang những ý nghĩa sâu sắc, phản ánh triết lý âm dương ngũ hành và những ước nguyện tốt đẹp của gia chủ. (Ảnh: Thu Huong Vu)

Mâm cúng Rằm tháng Giêng hiện đại và truyền thống đều nhằm mục đích thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và thần linh, tổ tiên. Tuy nhiên, chúng có một số điểm khác biệt đáng chú ý:

Thành phần món ăn trong mâm cúng rằm tháng Giêng

- Truyền thống: Mâm cỗ thường bao gồm các món quen thuộc như gà luộc, xôi gấc, bánh chưng, canh măng, nem rán, giò chả và dưa hành. Những món này mang ý nghĩa cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc cho cả năm.

- Hiện đại: Ngoài các món truyền thống, mâm cúng có thể bổ sung hoặc thay thế bằng những món ăn mới lạ, phù hợp với khẩu vị hiện nay như salad rau củ, gà nướng mật ong, bánh mousse trái cây hoặc các món chay sáng tạo. Sự thay đổi này nhằm tạo sự mới mẻ và đáp ứng sở thích của các thành viên trong gia đình.

Cách trình bày mâm cúng rằm tháng Giêng

- Truyền thống: Món ăn được bày biện theo cách thức đơn giản, tập trung vào sự trang trọng và tôn nghiêm.

- Hiện đại: Chú trọng đến tính thẩm mỹ, các món ăn được trang trí cầu kỳ, sử dụng màu sắc hài hòa và sắp xếp theo phong cách hiện đại, tạo nên mâm cỗ bắt mắt và hấp dẫn hơn.

Nguyên liệu chế biến món ăn

- Truyền thống: Sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như thịt gà, thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh, măng khô.

- Hiện đại: Kết hợp thêm các nguyên liệu mới như hải sản, rau củ ngoại nhập, các loại hạt dinh dưỡng hoặc thực phẩm hữu cơ, nhằm tăng cường dinh dưỡng và phù hợp với xu hướng ẩm thực lành mạnh.

Quy mô mâm cỗ

- Truyền thống: Mâm cỗ thường khá đầy đặn, thể hiện sự sung túc và đủ đầy.

- Hiện đại: Tùy thuộc vào điều kiện và quan điểm của mỗi gia đình, mâm cỗ có thể được tối giản hơn, tập trung vào chất lượng hơn số lượng, tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo sự trang trọng và ý nghĩa.

Như vậy, mâm cúng Rằm tháng Giêng hiện đại có sự linh hoạt và sáng tạo hơn, phản ánh sự thay đổi trong lối sống và quan niệm của xã hội đương đại, nhưng vẫn giữ được tinh thần tôn kính và ý nghĩa truyền thống.

Gợi ý mâm cúng rằm tháng Giêng 2025 chu toàn lễ nghĩa, rước lộc bình an

Mâm cúng 1

"Cúng cả năm cũng không bằng Rằm tháng Giêng. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch. Cúng rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt.

Ngày này nhiều gia đình con cháu đông đủ, người ta cúng to như Tết Nguyên Đán. Và mình tin chắc rằng hôm nay cũng có nhiều gia đình cúng rằm như nhà mình". - Chị Loan Trần chia sẻ.

Mâm cúng rằm tháng Giêng của chị Loan được ví như 'nàng tiên giáng trần' bởi sự khéo léo của người làm. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng rằm tháng Giêng của chị Loan được ví như 'nàng tiên giáng trần' bởi sự khéo léo của người làm. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng 2

Là người phụ nữ yêu nội trợ, luôn dành tâm huyết cho công việc bếp núc, chị Thu Hương bày tỏ: "Tháng Giêng là tháng mở đầu cho một năm mới đầy hứa hẹn và có rất nhiều dịp lễ tết truyền thống đặc biệt. Đây là khoảng thời gian yên bình và tràn ngập nét đẹp truyền thống của người Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền!

Vào các ngày Tết cổ truyền, các gia đình Việt thường tập trung làm những mâm cỗ chỉn chu dâng lễ, bày tỏ lòng tri ân và tôn kính gia tiên. Cả nhà tụ tập bên nhau, ngắm hoa mai, hoa đào, tận hưởng không khí ấm áp của mùa xuân đầu tiên, bình yên bên gia đình".

Qua việc dâng mâm cỗ Rằm tháng Giêng, gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền tổ, mong được phù hộ, che chở và ban phước lành cho cả năm. (Ảnh: NVCC)

Qua việc dâng mâm cỗ Rằm tháng Giêng, gia đình thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền tổ, mong được phù hộ, che chở và ban phước lành cho cả năm. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng 3

Chị Nguyễn Lan chia sẻ trên mạng xã hội kèm hình ảnh mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng ngon, đẹp, đầy đủ các món: "Rằm tháng Giêng là Rằm đầu tiên của năm mới, thường được dân gian gọi là "Thiên quan tấn phước", ngày trăng tròn đầu tiên của năm âm lịch. Nghi lễ cúng để cầu mong năm mới phước lành, gặp nhiều điều may mắn, mưa thuận gió hòa, cả năm hanh thông.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, lễ cúng rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Phật giáo vì ngày mùng Một và ngày Rằm hàng tháng được xem là ngày của Phật. Vào ngày này, các chư Tăng sẽ tập trung đông đủ để nghe giảng thuyết pháp. Nhiều người tin rằng ngày này đức Phật sẽ giáng lâm để chứng độ cho lòng thành của các Phật tử.

Theo quan niệm của nhà Phật, ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để tưởng nhớ tới đức Phật, con người không làm điều sát sinh, đặc biệt trong dịp đầu năm mới luôn mang ý nghĩa tạo phúc và giảm bớt nghiệp xấu. Vì vậy, chuẩn bị một mâm cơm chay tinh khiết dâng cúng Trời Phật và tổ tiên sẽ mang ý nghĩa tinh thần to lớn".

Các món ăn mặn ngọt đan xen khiến mâm cúng trở nên đa dạng hơn. (Ảnh: NVCC)

Các món ăn mặn ngọt đan xen khiến mâm cúng trở nên đa dạng hơn. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng 4

Với phương châm kết hợp phong cách cổ truyền lẫn hiện đại, chị Yến Nhi đã thiết kế mâm cúng lên gia tiên đầy đủ các món mặn ngọt. Đáng chú ý, nhiều món ăn hiện đại như tôm chiên, thịt xông khói, tôm cuốn rau thịt, nộm,... được đưa vào thay thế các món như gà, gò, nem,... nhưng vẫn đảm bảo lễ nghĩa. Bên cạnh đó, những đồng tiền xếp hình cánh quạt cũng thể hiện sự khéo léo, chu toàn của người làm cỗ.

Mâm cúng rằm tháng Giêng của chị Yến Nhi. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng rằm tháng Giêng của chị Yến Nhi. (Ảnh: NVCC)

Mâm cúng 5

Mâm cúng tuy đơn giản nhưng thể hiện sự tỉ mỉ, khéo léo của chị Lê Thu Uyên. Việc thực hiện mâm cúng nhiều màu sắc đòi hỏi sự tinh tế trong việc lựa chọn và chế biến các món ăn. Điều này không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn phản ánh sự chu đáo, nhanh nhẹn của người phụ nữ trong gia đình.

Mâm cỗ rực rỡ sắc màu góp phần làm cho không gian ngày Tết thêm phần ấm cúng, vui tươi, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp và gắn kết tình cảm. (Ảnh: NVCC)

Mâm cỗ rực rỡ sắc màu góp phần làm cho không gian ngày Tết thêm phần ấm cúng, vui tươi, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp và gắn kết tình cảm. (Ảnh: NVCC)

Bảo An

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/chiem-nguong-cuc-pham-mam-cung-ram-thang-gieng-chu-toan-le-nghia-ruoc-loc-binh-an-172250206114143773.htm
Zalo