Văn bia nặng gần 18 tấn, gồm hai phần: bia phía trên và rùa phía dưới làm từ đá trầm tích xám xanh lẫn đốm trắng, bề mặt rùa và bia còn nhiều vỏ nhuyễn thể. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Mặt sau bia, giữa trán khắc hình chữ nhật, hai bên khắc hình rồng, thân dài, trơn, không có vảy, đang uốn lượn, đầu ngẩng cao, chầu vào; từ đỉnh trán bia xuống đế bia khắc hai đường chỉ chạy song song, giữa các đường chỉ nổi mỗi bên cũng được khắc 9 hoa văn hình nửa lá đề nối tiếp nhau từ đỉnh bia đến đế bia... (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Dưới đế bia là con rùa lớn trong tư thế bơi, đầu vươn cao, lưng nhô, 4 chân rõ ràng với 6 móng, gồm 5 móng nổi và 1 móng đục lõm, đuôi rùa to, vắt mềm mại lên lưng, phía dưới bụng rùa sát đế khắc 3 đường gờ nổi chau chuốt với kỹ thuật chế tác đều bằng phương pháp thủ công. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Rùa đội bia Vĩnh Lăng có 6 móng (5 móng nổi và 1 móng đục lõm). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Trên thực tế và các hình tượng về loài rùa bàn chân chỉ có 5 móng, nhưng rùa đội bia Vĩnh Lăng lại có 6 móng (5 móng nổi và 1 móng đục lõm). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng, được đặt ở phía Tây Nam khu Chính điện Lam Kinh, cách mộ vua Lê Thái Tổ khoảng 300m. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)