Chiêm ngưỡng 'báu vật' gần 700 tuổi ở Vườn quốc gia Bến En

Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) được ví như 'vịnh Hạ Long' trên cạn. Trong quần thể danh thắng này có một cây lim cổ thụ gần 700 tuổi, là 'báu vật' của người dân địa phương.

Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và môi trường rừng (thuộc Vườn quốc gia Bến En) cho biết, Vườn Quốc gia Bến En rộng 15.000ha thuộc địa bàn 2 huyện Như Xuân, Như Thanh (Thanh Hóa). Đây được xem là ngôi nhà của hệ sinh thái động vật, thực vật vô cùng đa dạng. Nơi đây còn sở hữu những cánh rừng nguyên sinh cùng hồ nước rộng gần 3.000ha.

Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và môi trường rừng (thuộc Vườn quốc gia Bến En) cho biết, Vườn Quốc gia Bến En rộng 15.000ha thuộc địa bàn 2 huyện Như Xuân, Như Thanh (Thanh Hóa). Đây được xem là ngôi nhà của hệ sinh thái động vật, thực vật vô cùng đa dạng. Nơi đây còn sở hữu những cánh rừng nguyên sinh cùng hồ nước rộng gần 3.000ha.

Cây lim đứng một mình sừng sững bên vệ đường.

Cây lim đứng một mình sừng sững bên vệ đường.

Năm 2022, cây lim xanh được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Năm 2022, cây lim xanh được công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cây lim xanh cổ thụ gần 700 năm tuổi được người dân địa phương xem như “báu vật”.

Cây lim xanh cổ thụ gần 700 năm tuổi được người dân địa phương xem như “báu vật”.

Gốc cây cổ thụ này có đường kính rất lớn, 2 người ôm không hết.

Gốc cây cổ thụ này có đường kính rất lớn, 2 người ôm không hết.

Theo hồ sơ của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), cây lim xanh tại Vườn quốc gia Bến En năm nay 688 tuổi, cao gần 30m, đường kính tán khoảng 20m, chu vi khoảng 6m.

Theo hồ sơ của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE), cây lim xanh tại Vườn quốc gia Bến En năm nay 688 tuổi, cao gần 30m, đường kính tán khoảng 20m, chu vi khoảng 6m.

Theo ông Hải, khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX, trước khi có quyết định thành lập Vườn quốc gia Bến En, các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao (lim xanh, gội) bị khai thác cạn kiệt, tuy nhiên không hiểu sao cây lim này vẫn còn nguyên vẹn.

Theo ông Hải, khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX, trước khi có quyết định thành lập Vườn quốc gia Bến En, các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao (lim xanh, gội) bị khai thác cạn kiệt, tuy nhiên không hiểu sao cây lim này vẫn còn nguyên vẹn.

Thân cây nổi nhiều các u, cục tạo thế vững chãi.

Thân cây nổi nhiều các u, cục tạo thế vững chãi.

Một góc thân cây bị mục, phải sử dụng xi măng và các chất liệu đắp vào bảo vệ.

Một góc thân cây bị mục, phải sử dụng xi măng và các chất liệu đắp vào bảo vệ.

Cây lim được người dân hai xã bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn quốc gia Bến En cũng có một trạm kiểm soát (gồm 3 cán bộ) thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng và đảm bảo an toàn cho cây.

Cây lim được người dân hai xã bảo vệ nghiêm ngặt. Vườn quốc gia Bến En cũng có một trạm kiểm soát (gồm 3 cán bộ) thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng và đảm bảo an toàn cho cây.

Ảnh: Lê Dương

Lê Dương

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chiem-nguong-bau-vat-gan-700-tuoi-o-vuon-quoc-gia-ben-en-2348013.html
Zalo