Chi tiêu hợp lý bắt đầu từ việc hiểu chính mình

Tiền bạc không chỉ là những con số trong tài khoản, mà còn là tấm gương phản chiếu cảm xúc, trải nghiệm và những niềm tin vô thức mà ta mang theo từ quá khứ. Bạn từng chi tiêu quá đà rồi tự trách mình 'thiếu kỷ luật'? Có thể vấn đề không nằm ở con số, mà ở những vết thương chưa được chữa lành.

Ở tuổi đôi mươi hay đầu ba mươi, nhiều người từng ít nhất một lần rơi vào khó khăn tài chính: chi tiêu quá tay, nợ thẻ tín dụng, áp lực học phí, hoặc cảm giác “luôn thiếu tiền”. Nhưng quản lý tài chính cá nhân không chỉ là tính toán con số, nó còn gắn liền với cảm xúc, trải nghiệm sống và những niềm tin sâu xa từ quá khứ.

Ví dụ, người từng lớn lên trong cảnh thiếu thốn có thể mang tâm lý "có tiền phải tiêu ngay". Trong khi đó, người từng chứng kiến cha mẹ gánh nợ có thể luôn cảm thấy tội lỗi khi tiêu tiền cho bản thân. Thậm chí, có người tiêu xài như một cách chứng minh rằng mình không “kém cỏi”, một hành vi bắt nguồn từ những tổn thương vô hình trong quá khứ.

 Quản lý tài chính cá nhân không chỉ là tính toán con số, nó còn gắn liền với cảm xúc, trải nghiệm sống và những niềm tin sâu xa từ quá khứ.

Quản lý tài chính cá nhân không chỉ là tính toán con số, nó còn gắn liền với cảm xúc, trải nghiệm sống và những niềm tin sâu xa từ quá khứ.

Trong cuốn sách Tài chính cho mọi người, Paco de Leon không đưa ra các công thức làm giàu rập khuôn, mà giúp người trẻ bắt đầu hành trình tài chính từ chính câu hỏi: “Tôi là ai trong mối quan hệ với tiền bạc?”. Thay vì khuyên bạn ngừng uống trà sữa hay cắt cà phê sáng, Paco mời bạn quan sát những cảm xúc, hành vi và hoàn cảnh cá nhân để từ đó mới đưa ra những chiến lược phù hợp.

Bên cạnh đó, Paco cũng phân tích các yếu tố hệ thống tác động đến tài chính cá nhân như: bất bình đẳng thu nhập, chủ nghĩa tiêu dùng, ... nhằm giúp người đọc nhận ra vấn đề tài chính không chỉ nằm ở cá nhân, mà còn ở môi trường xã hội đang vận hành quanh ta.

Một điểm nổi bật khác của cuốn sách là cách Paco liên hệ giữa tổn thương tâm lý và hành vi tài chính. Ví dụ, người từng gặp rắc rối với ngân hàng có thể sợ giao tiếp với nhân viên tài chính. Người từng mắc nợ học phí có thể né tránh các cuộc trò chuyện tiền bạc với người thân. Việc mua sắm online sau một ngày căng thẳng đôi khi không phải vì “nghiện tiêu tiền”, mà chỉ là cách để tự xoa dịu.

 Sách Tài chính cho mọi người

Sách Tài chính cho mọi người

Paco gọi đó là “khung chịu đựng” - mức độ căng thẳng mà mỗi người có thể chịu được trước khi mất kiểm soát. Cô cũng đưa ra một số giải pháp giúp điều chỉnh thần kinh đơn giản như: viết nhật ký, thở sâu, thiền ngắn hoặc đi bộ trước khi đưa ra các quyết định tài chính quan trọng. những cảm xúc tiêu cực vẫn lặp lại, trị liệu tâm lý là một lựa chọn đáng cân nhắc. Vì có khi, vấn đề không nằm ở việc bạn “vô trách nhiệm” mà là ở những vết thương chưa được chữa lành.

Tài chính cho mọi người không đưa ra công thức làm giàu nhanh chóng, nhưng lại trao cho bạn sự tỉnh táo để khả năng đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn. Nếu bạn đang tìm một cuốn sách tài chính nhẹ nhàng, gần gũi thì đây chính là điểm bắt đầu lý tưởng cho mình.

Việt Khang

Nguồn Znews: https://znews.vn/chi-tieu-hop-ly-bat-dau-tu-viec-hieu-chinh-minh-post1554754.html
Zalo