Cháy nồi thịt kho, mạng xã hội 'thổi' thành tin 'cháy lớn'

Một sự cố cháy nồi thịt kho tại ngôi nhà ở phố Cự Lộc, quận Thanh Xuân, Hà Nội được đưa thông tin chia sẻ trên mạng xã hội 'cháy lớn' khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng...

Sự cố nhỏ, cháy nồi thịt kho ở ngôi nhà trong ngõ phố Cự Lộc được đưa thông tin trên tài khoản mạng xã hội.

Sự cố nhỏ, cháy nồi thịt kho ở ngôi nhà trong ngõ phố Cự Lộc được đưa thông tin trên tài khoản mạng xã hội.

Theo thông tin, vào khoảng 20h30 ngày 22/12/2024, một số tài khoản trên mạng xã hội Facebook đưa thông tin “Hà Nội cháy lớn ở Cừ Lộc lúc này” kèm theo hình ảnh là ngọn lửa bốc cháy dữ dội. Còn ở một trang mạng facebook khác đưa thông tin: “Đang có cháy to to ở Cự Lộc. Cập nhật tình hình đi các bác!”. Ngay sau khi thông tin này đưa lên mạng đã thu hút rất nhiều người quan tâm và bình luận, đặt câu hỏi chia sẻ tâm tư về vụ cháy.

Tuy nhiên, qua xác minh của phóng viên, sự cố xảy ra tại ngôi nhà trong ngõ số 40, phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sự cố này được xác định, một người dân có kho nồi thịt đặt trên bếp quên tắt chế độ hẹn giờ và đi ra ngoài. Sau đó, nồi thịt cháy khét, bốc khói mù mịt khiến người dân khu vực sợ hãi và báo cháy cho lực lượng chức năng.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng chữa cháy tại chỗ phường Thượng Đình, Cảnh sát PCCC Công an quận Thanh Xuân nhanh chóng đến hiện trường xử lý dứt điểm sự cố.

Thực tế chỉ là sự cố cháy nồi thịt kho.

Thực tế chỉ là sự cố cháy nồi thịt kho.

Rõ ràng, việc xửa lý nhanh chóng, kịp thời về sự cố cháy, nổ của người dân, lực lượng chức năng là rất đáng biểu dương. Tuy nhiên, chỉ với sự cố nhỏ “cháy nồi thịt kho” nêu trên nhưng một số tài khoản đưa thông tin không chính xác trên mạng nhằm câu like, tạo sự tương tác trên các nền tảng mạng xã hội với mục đích là để bán hàng hoặc tăng thành viên cho các hội, nhóm… là hết sức nguy hiểm. Điều này, không chỉ khiến nhiều người dân hoang mang, sợ hãi trong khi cháy nổ diễn biến phức tạp như hiện nay.

Do vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường biện pháp quản lý, xử lý nghiêm đối với hành vi đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội. Đồng thời, người dân cũng cần phải cảnh giác, chọn lọc thông tin; không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở; nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng…

Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nếu hậu quả của hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên làm ảnh hưởng đến nhân phẩm, uy tín của người khác thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, nếu việc đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có tính chất vu khống người khác thì người đưa thông tin trên có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Kim Thạch

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/chay-noi-thit-kho-mang-xa-hoi-thoi-thanh-tin-chay-lon-404979.html
Zalo