Chăm thân, dưỡng tâm để sống vui, khỏe
Khi ta biết sống chính niệm, hiểu rõ cơ thể và tâm mình, biết điều tiết ăn uống, nghỉ ngơi, cảm xúc và thái độ sống, thì bệnh tật có thể giảm từ gốc.
Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức đáng lo ngại về vấn đề sức khỏe, xuất phát từ lối sống ít vận động, chế độ ăn uống chưa hợp lý, môi trường ô nhiễm, áp lực tâm lý và gia tăng các căn bệnh mãn tính.

Ảnh: Internet
Gia tăng bệnh không lây nhiễm
Theo Bộ Y tế Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, tiểu đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính…) hiện gây ra khoảng 77% số ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm: Chế độ ăn uống nhiều muối, đường, chất béo bão hòa; Thiếu hoạt động thể chất, Sử dụng rượu bia và thuốc lá,Căng thẳng kéo dài.
Tình trạng thiếu vận động thể chất
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: 27,5% người trưởng thành Việt Nam không đạt mức hoạt động thể chất tối thiểu cần thiết. 81% thanh thiếu niên (11-17 tuổi) thiếu vận động thể trạng (-báo cáo khuyến nghị).
Thói quen ngồi nhiều, đặc biệt ở dân văn phòng và học sinh, làm tăng nguy cơ thừa cân, tiểu đường, tim mạch và bệnh cột sống.
Sức khỏe tâm thần và rối loạn giấc ngủ

(Ảnh: Internet)
Khảo sát trên 37.000 sinh viên tại Đại học Quốc gia Tp.HCM cho thấy: 56,2% gặp vấn đề về giấc ngủ, 44,7% có biểu hiện lo âu và trầm cảm .
Một khảo sát toàn quốc khác (V-NAMHS 2023) ghi nhận: 21,7% thanh thiếu niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó, 18,6% có triệu chứng lo âu, 4,3% trầm cảm.
Vấn đề dinh dưỡng, béo phì
Theo Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2020 và nghiên cứu cập nhật năm 2022: 20,3% người trưởng thành Việt Nam bị thừa cân. Tình trạng béo phì đang gia tăng, nhất là ở khu vực thành thị và trẻ em.
Ảnh hưởng từ môi trường sống
Ô nhiễm không khí, đặc biệt bụi mịn PM2.5 ở các đô thị lớn, đang là nguyên nhân gây bệnh hô hấp, tim mạch và ung thư phổi.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan cũng khiến mầm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tái phát hoặc lan rộng.
Các loại bệnh phổ biến theo độ tuổi và nguyên nhân chính

(Ảnh: Internet)
Sức khỏe người Việt đang bị ảnh hưởng rõ rệt theo từng độ tuổi, phản ánh mối liên hệ giữa lối sống hiện đại và nguy cơ bệnh tật ngày càng trẻ hóa.

Phân tích các nhóm bệnh phổ biến và giải pháp hỗ trợ
Bệnh tim mạch - Tăng huyết áp - Đột quỵ
Thực trạng: Theo Bộ Y tế, các bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong do mọi nguyên nhân.
Hình minh họa tạo bởi AI.
Rối loạn lo âu - Trầm cảm - Mất ngủ
Thực trạng: Nhiều khảo sát cho thấy hơn 20% thanh thiếu niên và người trẻ tại Việt Nam có dấu hiệu rối loạn tâm lý, trong đó mất ngủ, lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất.
Hình minh họa tạo bởi AI.
Bệnh dạ dày - Gan nhiễm mỡ - Hội chứng chuyển hóa
Thực trạng: Nhiều người Việt mắc các bệnh về dạ dày và gan do thói quen ăn uống không điều độ, dùng rượu bia và căng thẳng kéo dài.
Sức khỏe chú động từ Thân - Tâm
Trong thế giới hiện đại, chăm sóc sức khỏe không chỉ dừng lại ở việc chữa trị khi phát bệnh, mà cần hướng đến chủ động duy trì thể trạng, tinh thần cân bằng ngay từ đầu.
Y học hiện đại cung cấp công cụ, kiến thức và phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng chính tâm thức mỗi người mới là cội nguồn duy trì sức khỏe bền vững. Khi ta biết sống chính niệm, hiểu rõ cơ thể và tâm mình, biết điều tiết ăn uống, nghỉ ngơi, cảm xúc và thái độ sống, thì bệnh tật có thể giảm từ gốc.
Ứng dụng các bài tập như thiền, ăn chay đúng cách, giữ giới, trì chú, quán niệm thân-tâm… chính là những phương pháp trị liệu bổ sung tự nhiên, nhẹ nhàng, giúp quay trở về với chính mình, nuôi dưỡng sức khỏe thân - tâm một cách toàn diện.
Tác giả: Thường Nguyên
Thông tin tham khảo:
[1] Bộ Y tế Việt Nam - “Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%”: https://yte.nghean.gov.vn
[2] Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - Báo cáo vận động thể chất toàn cầu: https://olympics.com/ioc/news/vietnam-shows-a-way-building-healthier-and-more-active-communities-through-sport
[3] Trung tâm Nghiên cứu Y khoa Oxford - Việt Nam (OUCRU) - Khảo sát sức khỏe tâm thần sinh viên https://www.oucru.org/mental-health-young-people
[4] QCMHR & UNICEF - Khảo sát V-NAMHS 2023: Sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên Việt Nam: https://qcmhr.org/docman/reports/15-vnamhs-report-eng-15-feb-2023
[5] PubMed - Bài nghiên cứu tổng hợp về thừa cân ở người Việt: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36285514
[6] Global Nutrition Report - Việt Nam: https://globalnutritionreport.org/resources/nutrition-profiles/asia/south-eastern-asia/viet-nam
[7] Thực hành Tứ niệm xứ: https://thuvienhoasen.org/a8904/05-phuong-phap-hanh-thien-tu-niem-xu