Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh hoảng sợ khi ngủ

Hoảng sợ khi ngủ hay còn gọi là hoảng sợ ban đêm là một rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh trải qua những cơn sợ hãi dữ dội trong khi đang ngủ. Chứng hoảng sợ khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh.

1. Đông y có chữa được hoảng sợ khi ngủ không?

Nội dung

1. Đông y có chữa được hoảng sợ khi ngủ không?

2. Các phương pháp điều trị hoảng sợ khi ngủ

3. Bệnh hoảng sợ khi ngủ có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với hoảng sợ khi ngủ

5. Chi phí khám chữa bệnh

Không phải tất cả các trường hợp sợ ngủ đều cần phải được điều trị. Hầu hết mọi người đều giảm triệu chứng thông qua liệu pháp và thuốc. Đông y có nhiều phương thuốc điều trị hiệu quả hội chứng này trong đó có sử dụng món ăn bài thuốc, xoa bóp bấm huyệt...giúp người bệnh ngủ ngon.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị chứng hoảng sợ khi ngủ được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Do đó, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

2. Các phương pháp điều trị hoảng sợ khi ngủ

Sau khi được chẩn đoán, hoảng sợ khi ngủ người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo rằng việc áp dụng các cách vượt qua rối loạn hoảng sợ đạt hiệu quả tốt nhất, tránh các hệ lụy không mong muốn.

Trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giúp kiểm soát trạng thái lo lắng và hoảng sợ quá mức cho người bệnh, mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng bệnh. Nếu trong vòng 6 tháng đầu, triệu chứng bệnh đã có sự cải thiện, bác sĩ thường sẽ dần giảm liều lượng và cuối cùng ngừng sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 30 tháng.

Những nhóm thuốc phổ biến nhất thường được chỉ định khi người bệnh áp dụng cách vượt qua rối loạn hoảng sợ này bao gồm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI).

Tuy nhiên, các nhóm thuốc này thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, việc lạm dụng nhóm thuốc an thần có thể dẫn đến nghiện thuốc và khả năng không thể ngủ được nếu không có thuốc. Vì vậy, người bệnh và gia đình cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách vượt qua rối loạn hoảng sợ bằng thuốc, dùng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo.

Một số bệnh nhân, đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp tâm lý để chữa tận gốc các nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh và chuyên gia tâm lý nhằm tìm hiểu nguyên nhân gốc, hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc, giúp người bệnh loại bỏ những lo lắng không rõ ràng để hướng đến cuộc sống tích cực hơn.

Liệu pháp tiếp cận hoặc liệu pháp tâm lý động lực cũng có thể được sử dụng để tăng cường nhận thức và giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi của họ. Sự tương tác tích cực với chuyên gia tâm lý có thể mang lại kết quả tốt trong quá trình điều trị.

Hoảng sợ khi ngủ hay còn gọi là hoảng sợ ban đêm là một rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh trải qua những cơn sợ hãi dữ dội trong khi đang ngủ

Hoảng sợ khi ngủ hay còn gọi là hoảng sợ ban đêm là một rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh trải qua những cơn sợ hãi dữ dội trong khi đang ngủ

3. Bệnh hoảng sợ khi ngủ có chữa khỏi được không?

Những hoảng sợ khi ngủ đơn thuần và tạm thời không cần phải có bất kỳ can thiệp cụ thể nào. Hoảng sợ khi ngủ cần phải điều trị nếu ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây mất ngủ hoặc tồn tại kéo dài. Mức độ nhiều khiến người bệnh phải chịu đựng. Làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc hướng thần và các biện pháp điều trị hoảng loạn khi ngủ không hiệu quả... cần nhập viện để điều trị sẽ đem lại hiệu quả tốt.

4. Những chú ý quan trọng đối với hoảng sợ khi ngủ

Việc tự chăm sóc và tự điều trị tại nhà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xử lý rối loạn hoảng sợ. Điều quan trọng cần nhớ là những người mắc vấn đề tâm lý thường có nghị lực yếu và tổn thương tâm lý, vì vậy nếu không có sự thay đổi trong quá trình tự điều trị thì tình trạng bệnh có thể tái phát dễ dàng, các cách vượt qua rối loạn hoảng sợ đều khó đạt hiệu quả cao.

Gia đình là một nguồn hỗ trợ vững chắc mà người bệnh có thể dựa vào để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong cách vượt qua rối loạn hoảng sợ bằng việc tự điều trị và tự chăm sóc tại nhà cho người bệnh:

Thực hành thiền hàng ngày: Thiền có thể giúp cân bằng tâm trạng, thư giãn tinh thần, loại bỏ căng thẳng và tạo tinh thần tích cực.

Luyện tập hít thở: Hít thở đúng cách có thể giúp kiểm soát các cảm xúc kích động khi hoảng loạn và giúp nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

Bảo đảm giấc ngủ đủ: Ngủ đủ giấc đảm bảo tâm trí luôn tỉnh táo và lạc quan. Thiếu ngủ có thể làm tăng tình trạng lo lắng và kích động.

Luyện tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục như chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

Nhìn nhận tích cực hơn: Cố gắng nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, từng bước vượt qua những cảm xúc khó khăn của bản thân.

Chia sẻ cảm xúc: Không ngần ngại chia sẻ cảm xúc và lo lắng với người thân hoặc bạn bè để tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần.

Tránh sử dụng chất kích thích: Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng hoảng loạn.

Riêng với trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi đi ngủ với các động tác sau: Hít sâu và thở thật đều, thả lỏng cơ bắp và miệng nhẩm đếm theo nhịp thở, đồng thời nên tránh các hoạt động tiêu hao năng lượng khác. Ngoài ra, bố mẹ có thể cùng đọc những câu chuyện cười, lành mạnh cho con.

Vào các bữa tối, chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ nhàng và không nên quá no. Điều này có ý nghĩa bởi trẻ sẽ có thể tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng hơn và không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ trước khi đi ngủ: Không nên cho trẻ nằm giường quá cao và tuyệt đối không để những vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ gần vị trí giường ngủ của trẻ. Nên đóng lối đi cầu thang và cửa nhà hay cửa sổ để tránh tình trạng trẻ mộng du vào ban đêm.

Nếu trẻ tình giấc và quấy khóc trong đêm, bố mẹ trẻ đừng vội dỗ dành hay thức trẻ dậy ngay. Hãy chờ sau khi trẻ bị cơn hoảng hốt rồi giúp trẻ trở lại giấc ngủ bình thường bằng cách vỗ về, an ủi, dỗ dành bé.

5. Chi phí khám chữa bệnh

Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, gia đình, tính chất công việc, sinh hoạt,…Sau đó sẽ được thực hiện một số các xét nghiệm để đánh giá chính xác mức độ của bệnh lý.

Một số các xét nghiệm phải làm để loại trừ các bệnh lý như: Thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm công thức máu và sinh hóa máu. Xét nghiệm để xác định các chỉ số nước tiểu. Thực hiện siêu âm Dopller mạch máu não, lưu huyết não,… Chụp CT scaner, MRI sọ não, điện tâm đồ và X-quang tim phổi. Thực hiện một số bài test trắc nghiệm về tâm lý.

Ngoài ra sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa khác. Chính vì vậy, tùy trường hợp khác nhau mà các phương pháp chỉ định khám, điều trị cũng khác nhau, chi phí khác nhau. Ví dụ xét nghiệm máu tổng quát dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng, siêu âm Dopller mạch máu não có giá từ 500.000- 800.000 VNĐ. Đo đa ký giấc ngủ (PSG) có giá 4.000.000- 5.000.000 VNĐ cho một lần. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ sở y tế và các chi phí khác.

Bs CK1 Lê Thị Liên

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-hoang-so-khi-ngu-16925041007031109.htm
Zalo