Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu bị tổn thương hoặc bị viêm.
Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ 2 (C2) và (C3), đi lên và chi phối da đầu vùng gáy. Đau dây thần kinh chẩm xuất hiện khi dây thần kinh chẩm, hoặc các dây thần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da đầu, bị tổn thương hoặc bị viêm.
1. Đông y có chữa được đau dây thần kinh chẩm không?
Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Do các triệu chứng tương tự nên đau thần kinh chẩm đôi khi nhầm lẫn với đau nửa đầu.
Nội dung
1. Đông y có chữa đượcđau dây thần kinh chẩm không?
2. Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm
3. Bệnh đau dây thần kinh chẩm có chữa khỏi được không?
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đau dây thần kinh chẩm
5. Chi phí khám chữa bệnh
Điều trị đau dây thần kinh chẩm có thể bằng đông y hiệu quả, liệu pháp dùng nhiệt, có thể đặt một miếng đệm hay thiết bị sưởi vào vùng bị đau của người bệnh. Thực hiện cách này, bệnh nhân có thể giảm đau khá nhanh, hiệu quả và cảm thấy thư giãn hơn nhưng không phải là cách điều trị bệnh triệt để.
Bên cạnh đó các món ăn, bài thuốc, vật lý trị liệu, xoa bóp cũng có thể chữa đau dây thần kinh chẩm hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp này cần được áp dụng lâu dài mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên cũng không phải là cách có thể giúp điều trị bệnh triệt để.
2. Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh chẩm
Đau dây thần kinh chẩm không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều có thể giảm đau hiệu quả bằng cách dùng thuốc hay nghỉ ngơi.

Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ 2 (C2) và (C3), đi lên và chi phối da đầu vùng gáy.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, những cơn đau này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác và cần được điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội kèm theo một số biểu hiện như sốt cao, buồn nôn, hàm dưới không cử động, thậm chí hôn mê, co giật,... người bệnh cần được đưa đi khám ngay lập tức.
Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.
Các biện pháp không dùng thuốc là nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, xoa bóp giúp giảm các triệu chứng. Phong bế thần kinh chẩm được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị chứng đau dây thần kinh chẩm.
Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc uống (thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm) hoặc tiêm steroid giúp "làm dịu" các dây thần kinh chẩm đang bị tổn thương quá mức.
Nếu như những phương pháp trên không mang lại hiệu quả tích cực, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, cụ thể:
Kích thích tủy sống: Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đặt điện kích giữa các đốt sống và tủy sống. Sử dụng các loại thiết bị để tạo ra các xung điện để từ đó chặn những tín hiệu đau từ tủy sống đến não. Lợi ích của phương pháp này là xâm lấn ít, đảm bảo dây thần kinh và những cấu trúc xung quanh không bị tổn thương vĩnh viễn. Do đó, phương pháp này luôn được ưu tiên thực hiện.
Giải ép mạch máu vi phẫu: Các chuyên gia sẽ xác định các mạch máu có thể chèn ép các dây thần kinh và sau đó nhẹ nhàng tách chúng ra khỏi vị trí chèn ép. Từ đó, giúp dây thần kinh bớt nhạy cảm. Những dây thần kinh này cũng có thể tự phục hồi và không còn cảm thấy đau nữa. Trong đó, các dây thần kinh có thể điều trị bao gồm, rễ thần kinh C2, hạch hay thần kinh hậu hạch.
3. Bệnh đau dây thần kinh chẩm có chữa khỏi được không?
Đau dây thần kinh chẩm là bệnh lý thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc, chất lượng sống của người bệnh. Ở hầu hết các ca bệnh, cơn đau sẽ được cải thiện khi áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.
4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh đau dây thần kinh chẩm
Đối tượng dễ mắc chứng đau đầu liên quan tới thần kinh chẩm. Bệnh thường tái phát, không gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống.
Nguyên nhân phổ biến gây ra đau đầu căng cơ là áp lực, stress do công việc, gia đình... Việc ngồi cả ngày một tư thế, cúi đầu quá lâu, ít vận động, nghỉ ngơi bất hợp lý, nằm gối quá cao cũng dễ mắc bệnh.
Để tránh xa cơn đau đầu và tránh đau dây thần kinh chẩm không nên làm việc trên máy tính liên tục quá 4 tiếng. Tốt hơn hết cứ mỗi tiếng lại giải lao 10 phút để thư giãn đầu óc;
Massage vùng đầu và tập những bài tập nhẹ nhàng để thả lỏng cơ thể như vươn vai, gập và xoay cổ, lưng nhẹ nhàng và từ từ nhiều lần, nên đi lại tại nơi làm việc; Bổ sung nước thường xuyên và đủ ít nhất 2 lít mỗi ngày; Tránh sử dụng cà phê, bởi uống nhiều cà phê sẽ kích thích thần kinh gây ra các cơn đau nửa đầu.
Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi; Nên tập thể dục thường xuyên và điều độ để cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái.
Người bị đau dây thần kinh chẩm nên tuân thủ lịch thăm khám, điều trị của bác sĩ, nếu có. Đồng thời, có thể thực hiện các cách giúp giảm đau tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Kéo giãn và xoa bóp cổ có thể giúp giải phóng tình trạng cổ bị căng cứng.
Chứng căng cơ cổ có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh chẩm. Lưu ý, nếu cảm thấy đau nhiều hơn khi luyện tập thì hãy dừng lại ngay và đến gặp bác sĩ thăm khám.
Đa phần những trường hợp bị đau dây thần kinh chẩm không phải là ca bệnh khẩn cấp. Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám, tìm phương pháp chữa trị ngay nếu bệnh đau dây thần kinh chẩm gây ra các vấn đề như: Đau nhức đầu dữ dội, sốt. Mất thị lực. Tầm nhìn đôi.Tê liệt. Suy nhược.Gặp vấn đề bất thường khi nói chuyện…
5. Chi phí khám chữa bệnh
Việc chẩn đoán xem cơn đau của người bệnh có phải là đau dây thần kinh chẩm hay không tương đối khó khăn bởi các triệu chứng giống như triệu chứng của đau nửa đầu và các dạng đau đầu khác.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể hỏi người bệnh về các triệu chứng đang gặp phải. Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) cột sống cổ hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ để đánh giá chi tiết hơn về hình ảnh não bộ – cột sống nhằm tìm hiểu chính xác nguyên nhân.
Vì vậy, việc chi phí khám chữa bệnh đau dây thần kinh chẩm cũng khác nhau tùy vào từng bệnh nhân. Ví dụ nếu chụp CT cột sống cổ giá dao động từ 2.000.000 - 6.000.000VNĐ. Chụp MRI cột sống có thể dao động từ 1.800.000 VNĐ đến hơn 2.500.000 VNĐ tại các cơ sở y tế. Nếu người bệnh cần tiêm chất tương phản, chi phí chụp MRI cột sống có thể tăng thêm từ 300.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Đối với việc chụp MRI toàn bộ cột sống, chi phí thường cao hơn so với chụp từng khu vực cụ thể.