Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có số người tử vong cao nhất và hầu hết các địa phương trên cả nước đều ghi nhận các trường hợp tử vong. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được

1. Đông y có chữa được bệnh dại không?

Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở người do bệnh dại thường do tâm lý chủ quan không đi tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn. Còn nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm phòng ở đàn chó, mèo tại các địa phương còn thấp.

NỘI DUNG:::

1. Đông y có chữa được bệnh dại không?

2. Virus dại là gì?

3. Thời gian ủ bệnh dại là bao lâu?

4. Bệnh dại có chữa khỏi được không?

5. Vaccine dại có hại không?

6. Địa chỉ thăm khám bệnh dại

Nhiều trường hợp người dân bị chó dại cắn, mèo cắn thay vì đến cơ sở y tế để được tư vấn, xử lý thì lựa chọn sử dụng thuốc nam hoặc các phương pháp khác chưa được Bộ Y tế công nhận để chữa bệnh dại. Hiện nay, phương pháp điều trị dự phòng bệnh dại duy nhất là tiêm phòng vaccine, ngoài ra các phương pháp khác đều không có hiệu quả.

2. Virus dại là gì?

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Virus dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt.

BSCKI Trịnh Thị Hằng - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 19-8

BSCKI Trịnh Thị Hằng - Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 19-8

Chẩn đoán bệnh dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với virus dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập virus, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

3. Thời gian ủ bệnh dại là bao lâu?

Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1- 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Bệnh dại là mối nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người; tỷ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng.

Bệnh dại là mối nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người; tỷ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, virus đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu …) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Chó nghi dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt) đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.
Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Đối với chó con triệu chứng dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên. Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.

4. Bệnh dại có chữa khỏi được không?

Bệnh dại chỉ có thể điều trị phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine ngay sau khi bị chó, mèo cào cắn. Khi đã có dấu hiệu lên cơn dại thì đều gây tử vong.

Nguồn chính gây bệnh dại là chó, mèo. Giai đoạn 2017 - 2021, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng hơn 70 trường hợp tử vong.

Nguồn chính gây bệnh dại là chó, mèo. Giai đoạn 2017 - 2021, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng hơn 70 trường hợp tử vong.

5. Vaccine dại có hại không?

Hiện nay vaccine phòng dại đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả cao, không có hại cho sức khỏe kể cả với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người mắc các bệnh lý mạn tính... Do vậy khi bị chó mèo cào, cắn người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để được xử lý và hướng dẫn tiêm phòng theo quy định.

Sau khi tiêm có thể gặp một số phản ứng phụ như nóng, đỏ, sưng tại chỗ tiêm hoặc mệt mỏi, sốt nhẹ... Nhưng đây hoàn toàn là điều hoàn toàn bình thường giống như khi bạn tiêm các loại vaccine khác. Người tiêm cần lưu ý tuân thủ theo đúng phác đồ đồng thời theo dõi con vật đã cắn, cào xem có biểu hiện gì bất thường và báo lại với nhân viên y tế. Sau khi tiêm người bệnh nên hạn chế vận động mạnh, vận động gắng sức, bổ sung thêm nhiều vitamin, chất dinh dưỡng vào thực đơn đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...

6. Địa chỉ thăm khám bệnh dại

Ngay sau khi bị chó, mèo cắn bạn có thể đến bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào để được tư vấn và tiêm vaccine phòng dại. Việc tiêm vaccine phòng dại đã được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị sau phơi nhiễm để ngăn ngừa tử vong bệnh dại ở người.

BSCKI Trịnh Thị Hằng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-dai-169250218132429349.htm
Zalo