Cận cảnh quà tặng của Bác Hồ sau 64 năm vẫn được lưu giữ

Ngày 11/12/1961, trong lần thứ 4 về thăm Thanh Hóa, Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện ở xã Yên Trường (Yên Định). Sau chuyến thăm, Bác tặng chính quyền, Nhân dân và HTX Nông nghiệp Yên Trường một chiếc máy cày cỡ lớn và hiện đại bậc nhất khi ấy với mong muốn người dân tiếp tục phát huy tính cần cù, đưa cơ giới hóa để phát triển sản xuất. Sau 64 năm, hiện vật quý giá ấy vẫn đang được lưu giữ và bảo vệ.

Chiếc máy cày Bác Hồ tặng chính quyền, Nhân dân và HTX Nông nghiệp Yên Trường hiện đang được lưu giữ và bảo vệ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Chiếc máy cày Bác Hồ tặng chính quyền, Nhân dân và HTX Nông nghiệp Yên Trường hiện đang được lưu giữ và bảo vệ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.

Đây là chiếc máy cày mang nhãn hiệu DT24, trên thân máy có dòng chữ ZETOR 6711C, công suất 25 mã lực do Ba Lan chế tạo.

Đây là chiếc máy cày mang nhãn hiệu DT24, trên thân máy có dòng chữ ZETOR 6711C, công suất 25 mã lực do Ba Lan chế tạo.

Theo các thông tin tại xã Yên Trường và huyện Yên Định, sau chuyến thăm và khen ngợi phong trào sản xuất ở Yên Trường, đến đầu năm 1962 mới có thông tin Bác Hồ gửi tặng chiếc máy cày. Địa phương đã cử một người có chuyên môn lái máy khi ấy là ông Lê Văn Cận ra tận Hà Nội để làm thủ tục nhận máy và điều khiển về.

Theo các thông tin tại xã Yên Trường và huyện Yên Định, sau chuyến thăm và khen ngợi phong trào sản xuất ở Yên Trường, đến đầu năm 1962 mới có thông tin Bác Hồ gửi tặng chiếc máy cày. Địa phương đã cử một người có chuyên môn lái máy khi ấy là ông Lê Văn Cận ra tận Hà Nội để làm thủ tục nhận máy và điều khiển về.

Phần đầu máy hiện vẫn còn khá nguyên vẹn.

Phần đầu máy hiện vẫn còn khá nguyên vẹn.

Vô lăng, khung che nắng và nhiều bộ phận vẫn được bảo vệ.

Vô lăng, khung che nắng và nhiều bộ phận vẫn được bảo vệ.

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã xây 4 trụ bê tông để đỡ toàn bộ thân máy.

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã xây 4 trụ bê tông để đỡ toàn bộ thân máy.

Đến năm 1976, chiếc máy cày đã ngừng hoạt động sau một thời gian dài đóng góp lớn trên đồng ruộng huyện Yên Định, giúp địa phương thành điển hình trong phong trào sản xuất XHCN của cả nước. Năm 1990, chiếc máy cày được đưa xuống Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa để bảo quản và lưu giữ, trưng bày cho người dân tham quan.

Đến năm 1976, chiếc máy cày đã ngừng hoạt động sau một thời gian dài đóng góp lớn trên đồng ruộng huyện Yên Định, giúp địa phương thành điển hình trong phong trào sản xuất XHCN của cả nước. Năm 1990, chiếc máy cày được đưa xuống Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa để bảo quản và lưu giữ, trưng bày cho người dân tham quan.

Tại vị trí Bác Hồ nói chuyện với hàng nghìn cán bộ, Nhân dân Yên Trường cũng như huyện Yên Định và tỉnh Thanh Hóa vào tháng 12/1961, nay đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.

Tại vị trí Bác Hồ nói chuyện với hàng nghìn cán bộ, Nhân dân Yên Trường cũng như huyện Yên Định và tỉnh Thanh Hóa vào tháng 12/1961, nay đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lê Đồng

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/can-canh-qua-tang-cua-bac-ho-sau-64-nam-van-duoc-luu-giu-249201.htm
Zalo