Cận cảnh nơi phát lộ nền móng tường thành kinh đô Hoa Lư xưa

Dấu tích tường thành Hoa Lư được xây dựng cách nay hơn 1.000 năm, vừa được phát hiện trong khuôn viên một gia đình ở xã Trường Yên, TP Hoa Lư (Ninh Bình).

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Tử Quý, 81 tuổi, trú thôn Tân Hoa, xã Trường Yên (TP Hoa Lư) cho biết: Ngày 26/12/2024, ông tiến hành động thổ xây dựng nhà trên phần đất của gia đình. Đến ngày 29/12, trong quá trình đào móng, ông phát hiện nhiều lớp gạch nghi có dấu tích lịch sử nên đã báo lên cán bộ quản lý văn hóa của địa phương. Ảnh: Đình Minh

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, ông Nguyễn Tử Quý, 81 tuổi, trú thôn Tân Hoa, xã Trường Yên (TP Hoa Lư) cho biết: Ngày 26/12/2024, ông tiến hành động thổ xây dựng nhà trên phần đất của gia đình. Đến ngày 29/12, trong quá trình đào móng, ông phát hiện nhiều lớp gạch nghi có dấu tích lịch sử nên đã báo lên cán bộ quản lý văn hóa của địa phương. Ảnh: Đình Minh

Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Ninh Bình đã làm việc với gia đình và cơ quan chức năng, thống nhất khai quật khảo cổ khẩn cấp khu vực này từ ngày 22 - 29/12 nhằm tìm hiểu hình thái của di tích. Ảnh: Đình Minh

Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Ninh Bình đã làm việc với gia đình và cơ quan chức năng, thống nhất khai quật khảo cổ khẩn cấp khu vực này từ ngày 22 - 29/12 nhằm tìm hiểu hình thái của di tích. Ảnh: Đình Minh

Kết quả khai quật xác định, di tích này là nền móng của tường thành Hoa Lư, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m, xây dựng vào thế kỷ 10, nằm ở phía Đông Bắc của kinh thành cổ. Ảnh: Đình Minh

Kết quả khai quật xác định, di tích này là nền móng của tường thành Hoa Lư, nằm sâu dưới lòng đất khoảng 1m, xây dựng vào thế kỷ 10, nằm ở phía Đông Bắc của kinh thành cổ. Ảnh: Đình Minh

Tại cuộc khai quật, các nhà khảo cổ cũng đã thu được nhiều mẫu gạch, chén, bát... Ảnh: Đình Minh

Tại cuộc khai quật, các nhà khảo cổ cũng đã thu được nhiều mẫu gạch, chén, bát... Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT Ninh Bình) cho biết: Do đây là đợt khai quật đầu tiên nên phạm vi khai quật còn khá nhỏ, thời gian lại gấp rút nên chưa có đủ tư liệu để khái quát được kích thước, kỹ thuật xây dựng tường thành Hoa Lư... Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT Ninh Bình) cho biết: Do đây là đợt khai quật đầu tiên nên phạm vi khai quật còn khá nhỏ, thời gian lại gấp rút nên chưa có đủ tư liệu để khái quát được kích thước, kỹ thuật xây dựng tường thành Hoa Lư... Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Tử Quý cho biết: Sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã tạo điều kiện hết sức cho cơ quan chức năng giữ gìn di tích. Về lâu dài, ông Quý mong muốn lãnh đạo tỉnh sớm có chỉ đạo, để ông được xây nhà hoặc di dời gia đình ông đến nơi ở khác. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Tử Quý cho biết: Sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã tạo điều kiện hết sức cho cơ quan chức năng giữ gìn di tích. Về lâu dài, ông Quý mong muốn lãnh đạo tỉnh sớm có chỉ đạo, để ông được xây nhà hoặc di dời gia đình ông đến nơi ở khác. Ảnh: Đình Minh

Để vừa ổn định chỗ ở cho người dân, vừa giữ gìn di tích, trong buổi kiểm tra chiều 29/12, ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình (bên phải) đã yêu cầu Sở VH-TT có phương án phù hợp để đảm bảo nhu cầu chính đáng của người dân, vừa bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu di tích. Ảnh: Đình Minh

Để vừa ổn định chỗ ở cho người dân, vừa giữ gìn di tích, trong buổi kiểm tra chiều 29/12, ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình (bên phải) đã yêu cầu Sở VH-TT có phương án phù hợp để đảm bảo nhu cầu chính đáng của người dân, vừa bảo tồn và tiếp tục nghiên cứu di tích. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Ninh Bình cho biết: Sở cùng với chính quyền địa phương đã bàn bạc, thống nhất với gia đình ông Quý rằng trước mắt, sẽ hỗ trợ tiền thuê trọ cho gia đình ông Quý. Tiếp đó, Sở sẽ tiến hành tái định cư cho gia đình ông để gia đình nhường đất nhằm phục vụ việc khai quật khảo cổ, góp phần bảo vệ di tích tốt hơn. Ảnh: Đình Minh

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Ninh Bình cho biết: Sở cùng với chính quyền địa phương đã bàn bạc, thống nhất với gia đình ông Quý rằng trước mắt, sẽ hỗ trợ tiền thuê trọ cho gia đình ông Quý. Tiếp đó, Sở sẽ tiến hành tái định cư cho gia đình ông để gia đình nhường đất nhằm phục vụ việc khai quật khảo cổ, góp phần bảo vệ di tích tốt hơn. Ảnh: Đình Minh

Về lâu dài, ông Cường cho biết: Sau khi được quy hoạch, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ xây dựng phương án tổng thể về khai quật nhằm làm rõ quy mô, kích thước, kỹ thuật xây thành Hoa Lư hướng tới bảo tồn, phục dựng kinh đô Hoa Lư xưa. Ảnh: Đình Minh

Về lâu dài, ông Cường cho biết: Sau khi được quy hoạch, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ xây dựng phương án tổng thể về khai quật nhằm làm rõ quy mô, kích thước, kỹ thuật xây thành Hoa Lư hướng tới bảo tồn, phục dựng kinh đô Hoa Lư xưa. Ảnh: Đình Minh

Theo ghi nhận của PV, đến chiều 30/12/2024, các di tích tại nhà ông Quý đã được rào chắn, che bạt. Ảnh: Đình Minh

Theo ghi nhận của PV, đến chiều 30/12/2024, các di tích tại nhà ông Quý đã được rào chắn, che bạt. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/can-canh-noi-phat-lo-nen-mong-tuong-thanh-kinh-do-hoa-lu-xua-10297685.html
Zalo