Cận cảnh dàn ngư lôi săn ngầm, tên lửa phóng 150 km trên tàu JS Suzunami

Chiến hạm JS Suzunami ghé thăm Đà Nẵng là tàu lớp Takanami, sở hữu tính năng và sức mạnh vượt trội của tàu khu trục hiện đại bậc nhất của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản.

Clip: Cận cảnh sức mạnh vượt trội trên chiến hạm JS Suzunami(DD114) của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (Thực hiện: Hồ Xuân Mai).

 Sáng 31/3, tàu quân sự JS Suzunami (DD114), cùng 230 sĩ quan thủy thủ thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã cập cảng Tiên Sa, thăm Đà Nẵng.

Sáng 31/3, tàu quân sự JS Suzunami (DD114), cùng 230 sĩ quan thủy thủ thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã cập cảng Tiên Sa, thăm Đà Nẵng.

 Lễ đón được thực hiện ngay cầu cảng, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự TP ,cùng đại diện Văn phòng Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng.

Lễ đón được thực hiện ngay cầu cảng, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự TP ,cùng đại diện Văn phòng Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng.

 Đại tá Mizuno Tatsuhito, chỉ huy tàu, cùng các sĩ quan, thủy thủ thực hiện nghi thức ngoại giao.

Đại tá Mizuno Tatsuhito, chỉ huy tàu, cùng các sĩ quan, thủy thủ thực hiện nghi thức ngoại giao.

 Các đại biểu được mời lên tham quan tàu.

Các đại biểu được mời lên tham quan tàu.

 JS Suzunami là tàu khu trục lớp Takanami có nhiệm vụ chính phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước của đối phương. Chiến hạm Suzunami được đóng bởi nhà máy đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki, Nhật Bản; hạ thủy năm 2024, được đưa vào phục vụ năm 2006.

JS Suzunami là tàu khu trục lớp Takanami có nhiệm vụ chính phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước của đối phương. Chiến hạm Suzunami được đóng bởi nhà máy đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki, Nhật Bản; hạ thủy năm 2024, được đưa vào phục vụ năm 2006.

 Chiến hạm Suzunami là một trong những lớp tàu khu trục hiện đại bậc nhất thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản.

Chiến hạm Suzunami là một trong những lớp tàu khu trục hiện đại bậc nhất thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản.

 Chiến hạm có lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.650 tấn, đầy tải 6.300 tấn. Biên chế thủy thủ đoàn 175 quân nhân. Tàu có chiều dài 151 m; sườn ngang 17,4 m; chiều cao 10,9 m; mớn nước 5,3 m.

Chiến hạm có lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.650 tấn, đầy tải 6.300 tấn. Biên chế thủy thủ đoàn 175 quân nhân. Tàu có chiều dài 151 m; sườn ngang 17,4 m; chiều cao 10,9 m; mớn nước 5,3 m.

 Tàu được trang bị 4 động cơ: 2 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima LM2500 và 2 tuabin khí Kawashaki Spey SM1C, với tốc độ di chuyển 30 hải lý/giờ.

Tàu được trang bị 4 động cơ: 2 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima LM2500 và 2 tuabin khí Kawashaki Spey SM1C, với tốc độ di chuyển 30 hải lý/giờ.

 Tàu được trang bị hệ thống điện tử tối tân và vượt trội so với các đối thủ, gồm: Hệ thống thông tin hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo (Command, Control, Computer, Communication & Intelligence - C4I) do Nhật chế tạo dựa trên cơ sở các phân hệ của hệ thống Aegis của Mỹ (bao gồm hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9 và hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS).

Tàu được trang bị hệ thống điện tử tối tân và vượt trội so với các đối thủ, gồm: Hệ thống thông tin hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo (Command, Control, Computer, Communication & Intelligence - C4I) do Nhật chế tạo dựa trên cơ sở các phân hệ của hệ thống Aegis của Mỹ (bao gồm hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9 và hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS).

 JS Suzunami là chiến hạm được lắp đặt hệ thống điện tử loại OYQ-9D, máy trạm được cập nhật lên AN/UYQ-70. OYQ-9C/D đều hoạt động trên Link liên kết 11 thông thường, riêng hệ thống OYQ-9E của JS Suzunami được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16.

JS Suzunami là chiến hạm được lắp đặt hệ thống điện tử loại OYQ-9D, máy trạm được cập nhật lên AN/UYQ-70. OYQ-9C/D đều hoạt động trên Link liên kết 11 thông thường, riêng hệ thống OYQ-9E của JS Suzunami được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin liên lạc cấp chiến thuật Link-16.

 Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS, được đánh giá tương đương với hệ thống AN/SQQ-89 ASWCS do Mỹ sản xuất. Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS ...

Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS, được đánh giá tương đương với hệ thống AN/SQQ-89 ASWCS do Mỹ sản xuất. Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS ...

 Tàu được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử NOLQ-3-2 ESM/ECM (có tính năng tương đương với loại AN/SLQ-32 của Mỹ); hệ thống mồi bẫy Mk-137 SRBOC (4 giá x18-ống phóng bố trí ở giữa thân tàu); hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo AN/SLQ-25 Nixie - bao gồm một số mồi bẫy được kéo bằng dây phía sau tàu.

Tàu được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử NOLQ-3-2 ESM/ECM (có tính năng tương đương với loại AN/SLQ-32 của Mỹ); hệ thống mồi bẫy Mk-137 SRBOC (4 giá x18-ống phóng bố trí ở giữa thân tàu); hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo AN/SLQ-25 Nixie - bao gồm một số mồi bẫy được kéo bằng dây phía sau tàu.

 Tàu có 2 cụm phóng ngư lôi, với 3 ống phóng 324mm HOS-302 sử dụng ngư lôi Mk-46. Hệ thống phóng được thiết kế có khả năng xoay, điều hướng và bắn từ xa (riêng việc bắn có thể thực hiện tại chỗ bằng tay) nhắm tới mục tiêu cần diệt. Ngư lôi Mk-46 có vỏ làm bằng hợp kim nhôm, chiều dài 2,591 m, đường kính 0,324 m, trọng lượng 230,4 kg, vận tốc hành trình 45 hải lý (83,4 km/h) tầm bắn 11 km, khả năng lặn sâu 455 m, hệ thống dẫn đường thủy âm chủ động - thụ động, đầu đạn nổ phá PBXN-103 43,1 kg.

Tàu có 2 cụm phóng ngư lôi, với 3 ống phóng 324mm HOS-302 sử dụng ngư lôi Mk-46. Hệ thống phóng được thiết kế có khả năng xoay, điều hướng và bắn từ xa (riêng việc bắn có thể thực hiện tại chỗ bằng tay) nhắm tới mục tiêu cần diệt. Ngư lôi Mk-46 có vỏ làm bằng hợp kim nhôm, chiều dài 2,591 m, đường kính 0,324 m, trọng lượng 230,4 kg, vận tốc hành trình 45 hải lý (83,4 km/h) tầm bắn 11 km, khả năng lặn sâu 455 m, hệ thống dẫn đường thủy âm chủ động - thụ động, đầu đạn nổ phá PBXN-103 43,1 kg.

 Ngư lôi Mk-46 được trang bị hệ thống dẫn đường có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 595 m. Sau khi phát hiện mục tiêu, ngư lôi bắt đầu lao đến mục tiêu với vận tốc rất nhanh. Trong trường hợp tấn công không thành công, hệ thống dẫn đường cho phép tiến hành tấn công lại.

Ngư lôi Mk-46 được trang bị hệ thống dẫn đường có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 595 m. Sau khi phát hiện mục tiêu, ngư lôi bắt đầu lao đến mục tiêu với vận tốc rất nhanh. Trong trường hợp tấn công không thành công, hệ thống dẫn đường cho phép tiến hành tấn công lại.

 Sức mạnh chiến đấu của JS Suzunami thể hiện ở hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (do Tập đoàn Lockheed Martin, Mỹ phát triển), với hệ thống phóng thẳng đứng gồm 32 ống phóng Mk-41 mod 18 (dùng để phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC và tên lửa hải đối không tầm gần RIM 162 ESSM), Mk-41 mod 18 được lắp ở mũi tàu thay cho 2 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 mod 9 và Mk-48 mod 4 bố trí tách rời..

Sức mạnh chiến đấu của JS Suzunami thể hiện ở hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (do Tập đoàn Lockheed Martin, Mỹ phát triển), với hệ thống phóng thẳng đứng gồm 32 ống phóng Mk-41 mod 18 (dùng để phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC và tên lửa hải đối không tầm gần RIM 162 ESSM), Mk-41 mod 18 được lắp ở mũi tàu thay cho 2 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 mod 9 và Mk-48 mod 4 bố trí tách rời..

 Ống phóng tên lửa hành trình hạm đối hạm SSM-1B Type 90 có thiết kế khí động học pha trộn giữa tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp.

Ống phóng tên lửa hành trình hạm đối hạm SSM-1B Type 90 có thiết kế khí động học pha trộn giữa tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp.

 Type 90 có chiều dài 5,1 m, đường kính 0,35 m, sải cánh 1,19 m, trọng lượng phóng 660 kg. Tên lửa có tầm bắn 150 km mang theo đầu đạn nặng 225 kg, tốc độ hành trình của tên lửa khoảng 1.150 km/h, hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết và có khả năng chống nhiễu cao.

Type 90 có chiều dài 5,1 m, đường kính 0,35 m, sải cánh 1,19 m, trọng lượng phóng 660 kg. Tên lửa có tầm bắn 150 km mang theo đầu đạn nặng 225 kg, tốc độ hành trình của tên lửa khoảng 1.150 km/h, hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết và có khả năng chống nhiễu cao.

 Đầu nổ của đầu đạn Type 90 là loại "bán xuyên giáp" nên đầu đạn có thể xuyên thủng mạn tàu đối phương, ngòi đầu nổ tên lửa có thể xuyên thủng mạn tàu địch, sau mấy giây xuyên vào trong tàu, khiến phá hủy toàn bộ tàu chiến nào rơi vào vòng ngắm của SSM-1B Type 90.

Đầu nổ của đầu đạn Type 90 là loại "bán xuyên giáp" nên đầu đạn có thể xuyên thủng mạn tàu đối phương, ngòi đầu nổ tên lửa có thể xuyên thủng mạn tàu địch, sau mấy giây xuyên vào trong tàu, khiến phá hủy toàn bộ tàu chiến nào rơi vào vòng ngắm của SSM-1B Type 90.

 Pháo chính của tàu là pháo hạm Oto Melara 127 mm, trọng lượng 21,6 tấn, chiều dài nòng 6,85m (tuổi thọ 8.000 phát đạn), tốc độ bắn từ 16 - 20 viên/phút, tầm bắn tối đa 24 km, lên đến 37 km với đạn dẫn đường tầm xa Vulcano.

Pháo chính của tàu là pháo hạm Oto Melara 127 mm, trọng lượng 21,6 tấn, chiều dài nòng 6,85m (tuổi thọ 8.000 phát đạn), tốc độ bắn từ 16 - 20 viên/phút, tầm bắn tối đa 24 km, lên đến 37 km với đạn dẫn đường tầm xa Vulcano.

 Hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) Mk-15 Phalanx là hệ thống khép kín tích hợp bao gồm pháo, đạn và radar lắp trên 1 bệ duy nhất. Hệ thống Phalanx gồm pháo 6 nòng bắn nhanh Gatling M61A1 Vulcan cùng một radar hoạt động trên băng tầng K.

Hệ thống phòng không tầm gần (CIWS) Mk-15 Phalanx là hệ thống khép kín tích hợp bao gồm pháo, đạn và radar lắp trên 1 bệ duy nhất. Hệ thống Phalanx gồm pháo 6 nòng bắn nhanh Gatling M61A1 Vulcan cùng một radar hoạt động trên băng tầng K.

 Trong điều kiện chiến đấu, Gatling M61A1 Vulcan được điều khiển bằng điện, tốc độ bắn rất cao, lên đến 4.500 viên/phút, tầm hiệu quả đạt 1.000 - 1.500 m, trong khi tầm bắn tối đa là 3.000 m, nên khi lọt vào tầm bắn của Phalanx CIWS, mọi mục tiêu - từ máy bay, tên lửa, bom hay đạn pháo - đều khó có thể thoát.

Trong điều kiện chiến đấu, Gatling M61A1 Vulcan được điều khiển bằng điện, tốc độ bắn rất cao, lên đến 4.500 viên/phút, tầm hiệu quả đạt 1.000 - 1.500 m, trong khi tầm bắn tối đa là 3.000 m, nên khi lọt vào tầm bắn của Phalanx CIWS, mọi mục tiêu - từ máy bay, tên lửa, bom hay đạn pháo - đều khó có thể thoát.

 Phía đuôi hạm được trang bị sân đỗ và 1 trực thăng săn ngầm SH-60 Sea Hawk đậu bên trong nhà chứa của tàu.

Phía đuôi hạm được trang bị sân đỗ và 1 trực thăng săn ngầm SH-60 Sea Hawk đậu bên trong nhà chứa của tàu.

 Hanggar - nhà chứa máy bay.

Hanggar - nhà chứa máy bay.

 SH-60K được trang bị sonar nhúng HQS-104, radar mảng pha quét chủ động HPS-104 và hệ thống tác chiến điện tử HLR-108.

SH-60K được trang bị sonar nhúng HQS-104, radar mảng pha quét chủ động HPS-104 và hệ thống tác chiến điện tử HLR-108.

 SH-60K trên sân đỗ phía đuôi hạm.

SH-60K trên sân đỗ phía đuôi hạm.

 Máy bay có thể gắn ngư lôi hạng nhẹ Type 97, bom chống ngầm và tên lửa không đối hải AGM-114M Hellfire II. Ngoài ra, SH-60K còn được trang bị một súng đại liên 7,62mm Type 74.

Máy bay có thể gắn ngư lôi hạng nhẹ Type 97, bom chống ngầm và tên lửa không đối hải AGM-114M Hellfire II. Ngoài ra, SH-60K còn được trang bị một súng đại liên 7,62mm Type 74.

 Thuyền trưởng Kinoshita Yutaka trả lời phỏng vấn phóng viên VietTimes.

Thuyền trưởng Kinoshita Yutaka trả lời phỏng vấn phóng viên VietTimes.

 Đại diện các bên chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm của tàu JS Suzunami (DD114) và đoàn thủy thủ.

Đại diện các bên chụp ảnh lưu niệm nhân chuyến thăm của tàu JS Suzunami (DD114) và đoàn thủy thủ.

Hồ Xuân Mai

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/can-canh-dan-ngu-loi-san-ngam-ten-lua-phong-150-km-tren-tau-js-suzunami-post184106.html
Zalo