Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) có không gian trưng bày gồm ba phần, trong dó, phần mở đầu trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.
Các tài liệu, hiện vật... được trình bày theo hệ thống tạo thành hành trình tham quan với các chủ đề về Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động cách mạng (1890-1911) cho đến thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược...
... đến giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc (1954-1975).
Khách tham quan lật giở từng quyển sách mở (tuốc-ni-kê) để hiểu rõ hơn về cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc Hồ Chí Minh - Bản in đặc biệt phục vụ Lễ Quốc tang năm 1969.
Hướng dẫn viên tại Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu 6 trang viết tay hoàn chỉnh của bản Di chúc.
Tại Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có dựng một không gian 3D mô phỏng hình ảnh Bác Hồ đang ngồi soạn thảo Di chúc trong phòng làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Đây là căn phòng giản dị, tĩnh lặng chỉ có âm thanh của máy đánh chữ vang lên theo những suy tư, Bác viết những lời căn dặn cuối cùng gửi tới toàn Đảng, toàn dân.
Bộ quần áo kaki, chiếc mũ cối và đôi dép cao su gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào sáng ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Di chúc với tiêu đề "Tuyệt đối bí mật" gồm 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đến năm 1968, Bác viết bổ sung một số đoạn, gồm 6 trang viết tay. Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm 1 trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…
Lê Hoàng/VOV.VN