Cần 12 tỷ USD mỗi năm cho điện lực, ai sẽ gánh?

Theo các chuyên gia, Luật Điện lực (sửa đổi) cần có cơ chế để có thể thu hút vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi...

Tham gia góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng với điện gió ngoài khơi, Dự thảo mới nhất đã có những sửa đổi chung quan trọng về phân giao trách nhiệm các bộ, quy trình đầu tư... vì vậy, cần nhanh chóng thí điểm và nên giao cho tập đoàn có kinh nghiệm để đầu tư vào lĩnh vực này, sau khi có các dự án tiên phong, sẽ rút kinh nghiệm, bài học cho các dự án khác.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, Luật Điện lực (sửa đổi) cần có cơ chế để thu hút vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi.

Hiện nay, việc triển khai các dự án phát triển nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII đang gặp nhiều khó khăn, không theo kịp tiến độ đề ra, gây nguy cơ phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập, cho biết rằng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Tổng sơ đồ VIII), từ nay đến năm 2030, mỗi năm cần khoảng 12 tỷ USD đầu tư cho các dự án phát triển nguồn điện. Từ năm 2030 đến 2050, mỗi năm cần khoảng 18-24 tỷ USD.

Để đảm bảo có được số tiền đầu tư lớn như vậy mỗi năm, nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp nhà nước chủ lực như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì nguồn lực vẫn có hạn, không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn và hình thức huy động vốn, nhằm thu hút có hiệu quả cả nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực.

Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) cũng như trong Tổng sơ đồ VIII, đã đề cập đến việc cho phép đa dạng hóa hình thức đầu tư, bao gồm các hình thức nhà nước, tư nhân, và đối tác hợp tác công - tư.

Theo các chuyên gia, Luật Điện lực (sửa đổi) cần có cơ chế để có thể thu hút vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi.

Theo các chuyên gia, Luật Điện lực (sửa đổi) cần có cơ chế để có thể thu hút vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi.

Ông Phan Xuân Dương cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần có cơ chế để có thể thu hút vốn đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi.

Với điện gió ngoài khơi, Dự thảo mới nhất của Luật Điện lực (sửa đổi) đã có những bổ sung quan trọng, đề cập đến phân giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân, cũng như quy trình để đầu tư... Đó là điểm rất mới so với trước đây. Vì vậy, ông Dương cho rằng đã đủ cơ chế để tiến hành đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi. Vấn đề tiếp theo là sớm ban hành các văn bản dưới luật để có thể áp dụng được ngay.

“Chúng ta đã mất khoảng thời gian khá lâu cho điện gió ngoài khơi, nhưng cho đến nay chưa có dự án nào trên thực tế. Vì chưa có dự án trên thực tế nên chưa biết khó khăn gặp phải và vướng ở đâu, chưa có bài học thực tiễn để góp ý. Do vậy, tôi cho rằng cần mạnh dạn thí điểm điện gió ngoài khơi. Sau thí điểm sẽ mở ra thực tế để từ đó lấy kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách thực hiện trong thời gian tới. Còn nếu không có các dự án tiên phong thì làm sao có cơ sở để xây dựng cơ chế chính sách được”, chuyên gia này nhấn mạnh.

TS. Dư Văn Toán, Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu quan điểm, ở Việt Nam điện gió ngoài khơi có tiềm năng tốt, nhất là vùng Nam Trung Bộ, do đó, việc đăng ký diện tích biển để khảo sát, đầu tư thực hiện đang “cháy chỗ”.

Theo TS. Dư Văn Toán, hiện có 4 vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi theo xác định của Bộ Công Thương: Chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

Quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII. Các vướng mắc về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Ông Toán nhìn nhận câu chuyện quy hoạch cần Luật Điện lực (sửa đổi) sớm rà soát tới vấn đề cấp phép với các tiêu chuẩn đo lường.

Từ thực tế đó, TS. Dư Văn Toán đề xuất có cơ chế để phục vụ dự án thí điểm, kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, với quy mô ở mức 1.000 MW - 2.000 MW, đồng thời quy định thời gian, giá cả triển khai.

Kiến nghị từ thực tế triển khai điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng Ban Thương mại, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cũng cho biết, Dự thảo hiện có 130 điều, tuy nhiên mục về điện gió ngoài khơi chỉ có 9 điều, đưa ra quy định chung, khái quát.

PVN và PTSC đã kiến nghị 17 vấn đề với mục tiêu làm rõ định hướng và chính sách phát triển, tuy nhiên, mới chỉ có 4 chỉ tiêu được tiếp thu. Các kiến nghị chưa được tiếp thu, gồm: Định hướng, mô hình cho các giai đoạn phát triển; thể chế hóa được vai trò của PVN theo Kết luận 76-KL/TW; thống nhất về đầu mối quản lý và vai trò của Chính phủ; sự đồng bộ giao đất với khu vực biển; cơ chế rõ ràng cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

Điều này dẫn đến sự không rõ ràng về trình tự, thủ tục cho điện gió ngoài khơi, thiếu cơ chế để phát triển các dự án bền vững; tạo khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi; không tạo đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Đặc biệt, theo ông Tuấn, các dự án điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam rất cần cơ chế thí điểm, do đó, PTSC kiến nghị Dự thảo Luật giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân kỳ các giai đoạn phát triển của ngành; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chủ trương; phát triển thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ trong nước và xuất khẩu...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 Chương với 130 Điều, kế thừa và sửa đổi 62 Điều, bổ sung 68 Điều và đề xuất bỏ 4 Điều so với luật hiện hành.

Sau khi nghe trình bày tóm tắt về Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp chiều ngày 21/10, theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều nay (26/10), các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về Dự án Luật này.

Hồng Hương

Nguồn Vnbusiness: https://vnbusiness.vn//viet-nam/can-12-ty-usd-moi-nam-cho-dien-luc-ai-se-ganh-1103268.html
Zalo