Cảm nhận về phẩm 39 'Nhập pháp giới' (Gandavyuha) - Kinh Hoa Nghiêm

Khi tu học đạo Bồ đề, ta phải bỏ đi tâm ý cống cao ngã mạn, bỏ đi bản ngã, bỏ dục vọng điên đảo, phải hết sức khiêm tốn, tìm đúng Thiện tri thức, minh sư cho mình để tu học tinh tấn.

Trong văn học Phật giáo Đại thừa, kinh Hoa Nghiêm đóng một vai trò rất quan trọng, là một áng văn chương tuyệt diệu, hùng vĩ, đồ sộ.

Không chỉ là một áng văn chương tuyệt vời, một bộ kinh đại thừa quý báu, kinh Hoa Nghiêm còn mang các tư tưởng triết học Phật giáo sâu sắc.

Phẩm thứ 39: “Nhập pháp giới” trong Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra) hay còn gọi là “Gandavyuha”.

Thực tế ở một số nơi, Gandavyuha được xem như là một bản kinh độc lập.

(The Gandavyuha, often referred to as an independent sutra, is the 39th chapter of the larger Avatamsaka Sutra.)

Phẩm 39: ”Nhập pháp giới” nổi bật với hình ảnh đồng tử Thiện Tài (Sudhana hay một số bản dịch còn gọi là “Good Wealth”) với tinh thần cầu đạo, học đạo không mỏi mệt nơi 53 vị thiện tri thức (good teachers, kalyānạmitra), trong 52 lần đi cầu đạo.

Riêng lần cầu đạo thứ 49 là cùng một lúc, Thiện Tài gặp 2 người: Đồng tử Đức Trang và Đồng nữ Diệu Đức.

* 52 lần đi cầu đạo này cũng tương ứng với 52 giai vị để một vị Bồ tát thành Phật (52 stages to Buddhahood).

Mục tiêu lý tưởng của Thiện Tài là được chứng đắc VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ (Anuttara-Samyak-Sambodhi).

--

*52 GIAI VỊ BỒ TÁT gồm có:

~Giai đoạn từ 1-10: Ten Faith (Thập tín).

~Giai đoạn từ 11-20: The Ten Dwellings (Thập trụ).

~Giai đoạn từ 21-30: The Ten Conducts (Thập hạnh).

~Giai đoạn từ 31-40: The Ten Transferences (Thập Hồi hướng)

~Giai đoạn từ 41-50: The Ten Grounds (Thập địa).

51) DIỆU GIÁC (Near- Buddha): Stage of Near-Perfect Enlightenment.

Giai vị cuối cùng trong quá trình tu hành của Bồ tát Đại thừa, lúc này đã trừ sạch vô minh, chứng được trí tuệ không thể nghĩ bàn.

52) ĐẲNG GIÁC (Buddha): Stage of Perfect Enlightenment.

Còn gọi là ĐẲNG CHÍNH GIÁC, tôn hiệu của chư Phật, chỉ cho sự giác ngộ bình đẳng chân chánh, tức giác ngộ chân lý hoàn toàn.

Giai vị tột cùng của Hành giả tu “hạnh Bồ tát”, sau khi trải qua 3 a tăng kỳ kiếp.

---

*Tương ứng với các phẩm (Chapter) trong Kinh Hoa Nghiêm:

+ The Ten FAITH (Thập tín): Phẩm 7 đến phẩm 12 ( Chapter 7, 8, 9, 10, 11, 12)

+ The Ten DWELLINGS (Thập trụ): Phẩm 15

+ The Ten CONDUCTS (Thập hạnh): Phẩm 21

+ The Ten TRANSFERENCES (Thập Hồi hướng): Phẩm 25

+ The Ten GROUNDS ( Thập Địa): Phẩm 26

53) DIỆU GIÁC (Near- Buddha): Stage of Near-Perfect Enlightenment: Phẩm 27, 28, 29

54) ĐẲNG GIÁC (Buddha): Stage of Perfect Enlightenment: Phẩm 34, 35, 36, 37

--

* Pháp môn NIỆM PHẬT:

Đặc biệt, khi Thiện Tài đến tham học Tỳ kheo Đức Vân (Meghashri monk) và được Ngài hướng dẫn cụ thể về pháp môn NIỆM PHẬT (The Dharma-door of Mindfulness of the Buddha).

Pháp môn niệm Phật này có thể vãng sinh cõi Cực Lạc Tây phương của Phật A Mi Đà.

Để vãng sinh về cõi Cực Lạc này, đòi hỏi chúng sanh phải trải qua bốn giai đoạn: Gieo trồng thiện căn, phát Bồ đề tâm, gần gũi Thiện tri thức và thực hành pháp môn niệm Phật - đọc kinh điển đại thừa.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói:

“Môn làm cho tất cả chúng sinh niệm Phật, vì tùy sở nghi của tâm chúng sinh đều làm cho họ được thấy Phật, tâm họ được thanh tịnh.

Môn làm cho an trụ nơi lực niệm Phật, vì làm cho họ nhập vào thập lực của Như Lai.

Môn làm cho an trụ nơi pháp niệm Phật, vì thấy vô lượng Phật được nghe pháp.

Môn niệm Phật chói sáng các phương, vì đều thấy trong tất cả thế giới chư Phật bình đẳng không sai biệt.

Môn niệm Phật vào chỗ bất khả kiến, vì đều thấy trong tất cả cảnh vi tế những sự thần thông tự tại của chư Phật.

Môn niệm Phật an trụ trong các kiếp, vì trong tất cả kiếp thường thấy những việc làm không tạm bỏ của chư Phật.

Môn niệm Phật an trụ trong tất cả thời gian, vì trong tất cả thời gian thường thấy đức Như Lai gần gũi đồng ở chẳng rời bỏ.

Môn niệm Phật an trụ tất cả cõi, vì tất cả quốc độ đều thấy thân Phật vượt hơn tất cả không gì sánh bằng.

Môn niệm Phật an trụ tất cả đời, vì tùy tâm sở thích thấy khắp tam thế chư Phật…”

(Kinh Hoa Nghiêm, tập 4, phẩm 39, trang 109, Nhà xuất bản Tôn Giáo, năm 2022.)

--

* 53 VỊ THẦY (THIỆN TRI THỨC) MÀ THIỆN TÀI GẶP TRONG 52 LẦN:

(The Fifty-three good Teachers in 52 visits of Sudhana):

1. Meghashri (Tỳ-kheo Đức Vân), Male, monk.

2. Sagaramegha (Tỳ-kheo Hải Vân ), Male, monk, Sagaramukha

3. Supratishthita ( Tỳ-kheo Thiện Trụ), Male, monk, Lanka

4. Megha ( ông Di Già), Male, grammarian, Vajrapura.

5. Muktaka (Trưởng giả Giải Thoát ở Tụ Lạc Từ Lâm), Male, meditation community, Vanavasin.

6. Saradhvaja (Tỳ-kheo Hải Tràng), Male, monk,

7. Asha ( Ưu-bà-di Hưu Xã), Female, lay devotee, Samudravetali,

8. Bhishmottaranirghosha (Tương Tử Mục Củ Sa), Male, seer, Nalayur

9. Jayoshmayatana (Bà-la-môn Thắng Nhiệt), Male, brahmin, Jayoshmayatana

10. Maitrayani (Đồng nữ Tứ Hạnh), Female, girl, Simhavijurmbhita

11. Sudarshana (Tỳ-kheo Thiện Kiến), Male, mendicant, Trinayan.

12. Indriyeshvara ( Đồng Tử Tự Tại Chủ), Male, boy, Sumukha

13. Prabhuta (Ưu Bà Di Cụ Túc), Female, laywoman, Samudrapratishthana

14. Vidvan ( Cư sĩ Minh Trí), Male, householder, Mahasambhava

15. Ratnachuda (Trưởng giả Pháp Bửu Kế), Male, householder, Simhapota

16. Samantanetra (Trưởng giả Phổ Nhãn), Male, perfumer, Vetramulaka

17. Anala (Vua Vô Yểm Túc), Male, King, Taladhvaja

18. Mahaprabha (Vua Đại Vương), Male, King, Suprabha.

19. Achala (Ưu-bà-di Bất Động), Female, Sthira

20. Sarvagamin (Ngoại Đạo Biến Hành), Male, mendicant, Tosala

21. Utpalabhuti (Trưởng giả Vương-thượng-ưu-bát-la-hoa), Male, perfumer, Prthurashtra .

22. Vaira (Người lái thuyền Bà-phi-la), Male, mariner, Kutagara.

23. Jayottama (Trưởng giả Vô Thuận Thắng), Male, city elder, Nandihara.

24. Sinhavijurmbhita (Tỳ-kheo ni Sư-tử-tần-thân), Female, Nun, Kalingavana.

25. Vasumitra (Người nữ Bà-chu-mật đa), Female, lay woman, Durga Land.

26. Veshthila (Sư-tử-từ-đắc-hy-la), Male, householder, Shubhaparmgama

27. Avalokiteshvara (Bồ tát Quán Tự Tại/ Quán Thế Âm), Male, bodhisattva.

28. Ananyagamin (Bồ-tát Chánh-thu-tử Hư-không đến), Male, universal traveller

29. Mahadeva (Thành Đại Vương), Male, deva

30. Sthavara (Chư-địa-thần-an-trụ), Female, Earth Goddess

31. Vasanti (Chư Dạ Thần Bà-sang-đà- diên-đế), Female, Night Goddess, Kapilavastu

32. Samantagambhira Shrivimalaprabha (Chư Đại Thần Tịnh Đức Phổ Quang), Female, Night Goddess,

33. Pramuditanayana Jagadvirocana (Dạ Thần Hỷ-mục quan sát chúng sanh), Female, Night Goddess,

34. Samantasattvatranojahshri (Dạ Thần Phổ Chiếu Chúng Sanh Diệu Đức), Female, Night Goddess,

35. Prashantarutasagaravati (Chủ Dạ Thần Tịch-tịnh-âm-hải), Female, Night Goddess,

36. Sarvanagararakshasambhavatejahshri (Chủ Dạ Thần Thủ Bộ Nhất Thiết Thần Thông Tưởng Tha Lực), Female, Night Goddess,

37. Sarvavrikshapraphullanasukhasamvasa (Chủ Dạ Thần Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa), Female, Night Goddess,

38. Sarvajagadrakshapranidhanaviryaprabha (Dạ Thần Đại Nguyện Tinh Tấn Hỷ Lực Nhứt Thiết Đại Hỏa Cứu Độ Chúng Sanh) , Female, Night Goddess,

39. Sutejomandalaratishri (Thần Diệu Đức Viên) Female, Night Goddess, Lumbini

40. Gopa, Female (Con gái họ Thích Cù-ba dạy cho thái tử Tất Đạt Đa), girl, Kapilavastu,

41. Maya (Ma Gia phu nhân), Female, mother of the Buddha.

42. Surendrabha (Thiên nữ Thiên Chủ Quang con vua Chánh Niệm), Female, Goddess, Thirty-three Heaven,

43. Vishvamitra (Đồng Tử Sư Biến Hữu), Male, Kapilavastu, teacher.

44. Shilpabhijna (Ưu-bà-di Huyền Thắng), Male, Kapilavastu, (Letters)

45. Bhadrottama (Trưởng giả Kiên Cố Giải Thoát), Female, lay woman.

46. Muktasara (Trưởng giả Diệu Nguyệt), Male, goldsmith, Bharukaccha.

47. Suchandra (Trưởng giả Vô Thắng Quán), Male, householder, Bharukaccha.

48. Ajitasena (Bà la môn Tối Tịch tịnh), Male, householder, Roruka

49-50*. Shrisambhava & Shrimati- (Đồng tử Đức Trang, Đồng nữ Diệu Đức), Male & Female, boy and girl, Sumanamukha.

51. Maitreya (Bồ tát Di Lặc), Male, bodhisattva.

52. Manjushri (Bồ tát Văn Thù), Male, bodhisattva.

53. Samantabhadra (Bồ tát Phổ Hiền) , Male, bodhisattva.

--

Hình ảnh Thiện Tài (Sudhana) trẻ tuổi này đã trở thành nguồn cảm hứng tích cực, động lực tốt đẹp cho giới trẻ phật tử noi theo.

Thiện Tài với lý tưởng cầu đạo thiết tha, không hề biết mệt mỏi, tu học nghiêm khắc, không ngại khó và khổ trong những môi trường thử thách, khó khăn nhưng chàng trai trẻ này vẫn cố gắng vượt qua.

Khi tu học đạo Bồ đề, ta phải bỏ đi tâm ý cống cao ngã mạn, bỏ đi bản ngã, bỏ dục vọng điên đảo, phải hết sức khiêm tốn, tìm đúng Thiện tri thức, minh sư cho mình để tu học tinh tấn.

Chí nguyện quyết tâm cao độ mong cầu vãng sanh cõi Cực Lạc Tây phương của Thiện Tài thể hiện qua hành động không hề biết mệt mỏi, khó nhọc, không quản vất vả, để đến cầu tu học tới 52 lượt Thiện tri thức.

Bài: Diệu Đạo, TP.HCM
Tranh: Guo Tu-C.T MLS

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/cam-nhan-ve-pham-39-nhap-phap-gioi-gandavyuha-kinh-hoa-nghiem.html
Zalo