Cách tính chế độ đối với cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp theo Thông tư 002/2025/TT-BNV

Thông tư 002/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy trong đó có hướng dẫn cách tính chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp.

Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Cách tính chế độ đối với cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Thông tư 002/2025/TT-BNV được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký ban hành ngày 04/4/2025, sửa đổi đối tượng áp dụng như sau: Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm g khoản 1 và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 và người làm việc trong tổ chức cơ yếu (không bao gồm đối tượng thuộc trách nhiệm hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tại Điều 22 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP) quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định số 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2025/NĐ-CP).

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 7, Điều 7a và Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), cụ thể như sau:

(1) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm

Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp hưu trí một lần =Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm

(ii) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:Cứ mỗi năm nghĩ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp hưu trí một lần =Tiền lương tháng hiện hưởng x 05 x Số năm nghỉ sớm

(iii) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng X 05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi)

Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng X 04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi)

(2) Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

Mức trợ cấp hưu trí một lần =Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,9 x 60 tháng

Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi:

Mức trợ cấp hưu trí một lần =Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,45 x 60 tháng

(ii) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 x Số năm nghỉ sớm

(iii) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với những người nghỉ trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành (trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã) thì mức trợ cấp được tính như sau: 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc =(Tiền lương tháng hiện hưởng X 05 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi))

Đối với nữ cán bộ, công chức cấp xã nghỉ từ ngày 01/01/2025 trở đi và những người nghỉ từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành thì mức trợ cấp được tính như sau: 15 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 16 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc =(Tiền lương tháng hiện hưởng x 04 (đối với 15 năm đầu công tác có đóng + bảo hiểm xã hội bắt buộc) + (0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 16 trở đi))

(3) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đù 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Đối với người nghĩ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025

Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm

Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2025

Mức trợ cấp hưu trí một lần =Tiền lương tháng hiện hưởng x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm

(ii) Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcquy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

(4) Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP), được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:

(i) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:

Tiền lương tháng = Mức trợ cấp hưu trí một lần hiện hưởng x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm

(ii) Được hưởng trợ cấp cho số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

(5) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu:

(i) Đối với trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

(ii) Đối với trường hợp quy định tại Điều 7a Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

(iii) Đối với trường hợp quy định tại Điều 7b Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tỉnh quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

Ngoài ra,Thông tư 002/2025/TT-BNVvề sửa đổi, bổ sung một số điều củaThông tư 01/2025/TT-BNVhướng dẫn cách tính hưởng chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu như sau:

Người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV) được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và chính sách thôi việc như cách tính hưởng quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 01/2025/TT-BNV (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 002/2025/TT-BNV).

Đoàn Trang

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/cach-tinh-che-do-doi-voi-can-bo-cong-chuc-nghi-huu-truoc-tuoi-trong-thuc-hien-sap-xep-theo-thong-tu-002-2025-tt-bnv-179250409200627658.htm
Zalo