Cách phòng và trị da nhăn nheo

Da nhăn nheo có vẻ ngoài mỏng, chảy xệ, chùng nhão, thường gặp ở mặt, cổ, mí mắt dưới, chân và cánh tay... thường là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên. Có cách nào điều trị và phòng ngừa được không?

1. Những nguyên nhân nào gây da nhăn nheo?

Da nhăn nheo sẽ mất đi sức mạnh, độ đàn hồi của da giảm và ít có khả năng phục hồi trở lại ban đầu. Có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này:

- Lão hóa: Khi tuổi cao, lớp biểu bì mỏng đi vì cơ thể sản xuất ít elastin hơn. Elastin cung cấp độ đàn hồi cho da, cho phép da lấy lại hình dạng sau khi bị kéo căng.

- Tổn thương do ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc quá nhiều hoặc không được bảo vệ khỏi tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời, cũng có thể khiến da kém đàn hồi theo thời gian và cuối cùng đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

Da nhăn nheo làm mất đi sức mạnh, độ đàn hồi của da giảm và ít có khả năng phục hồi trở lại ban đầu.

Da nhăn nheo làm mất đi sức mạnh, độ đàn hồi của da giảm và ít có khả năng phục hồi trở lại ban đầu.

- Thay đổi cân nặng: Cân nặng thay đổi thường xuyên hoặc giảm cân đáng kể cũng có thể dẫn đến tình trạng da thừa và giảm độ đàn hồi, khiến da nhăn nheo.

- Thuốc: Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như corticosteroid, có thể gây ra tác dụng phụ là teo da (mỏng da). Sự giảm độ dày của da này có thể gây ra tình trạng nhăn nheo.

- Mắc bệnh: Người lớn tuổi và những người mắc Hội chứng Ehlers-Danlos có nhiều khả năng bị da nhăn nheo hơn. Hội chứng Ehlers-Danlos là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự hình thành và chức năng của collagen.

- Uống rượu và hút thuốc cũng liên quan đến những thay đổi về da mặt và thể tích da, có thể dẫn đến lão hóa da sớm, làm tăng nguy cơ da nhăn nheo.

2. Điều trị da nhăn nheo thế nào?

- Kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm giúp da căng mịn tạm thời, nhưng kết quả không rõ ràng. Kem dưỡng ẩm không phải là giải pháp vĩnh viễn cho tình trạng nhăn nheo.

- Retinoid: Retinoid thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình tái tạo da, có thể giúp làm giảm tình trạng da nhăn nheo nhẹ. Da nhăn nheo nhiều hơn sẽ cần phải điều trị da liễu tại cơ sở y tế để có kết quả tốt nhất.

Kem dưỡng ẩm giúp da căng mịn tạm thời.

Kem dưỡng ẩm giúp da căng mịn tạm thời.

- Tái tạo bề mặt bằng laser: Phương pháp điều trị tái tạo bề mặt bằng laser sử dụng chùm ánh sáng để làm săn chắc da nhăn nheo. Quá trình phục hồi thường mất 5-7 ngày và hiệu quả săn chắc bắt đầu xuất hiện trong vòng 2 tuần.
- Làm săn chắc da bằng sóng siêu âm: Làm săn chắc da bằng sóng siêu âm là phương pháp điều trị không xâm lấn, sản sinh collagen bằng cách sử dụng sóng siêu âm để làm săn chắc và nâng da bằng nhiệt. Một lần điều trị sẽ giúp da săn chắc và nâng lên một chút trong vòng 2-6 tháng. Có thể cần nhiều lần điều trị.
- Chất làm đầy: Chất làm đầy da dạng tiêm như radiesse (canxi hydroxylapatite) có tác dụng làm đầy da, giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo. Các chất làm đầy khác (như chất làm đầy mô mềm axit hyaluronic) có thể giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo ở mắt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để tiêm chất làm đầy dưới mắt, vì vậy nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chất làm đầy da dạng tiêm có tác dụng làm đầy da, giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo.

Chất làm đầy da dạng tiêm có tác dụng làm đầy da, giúp cải thiện tình trạng nhăn nheo.

- Căng chỉ: Với quy trình này, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ luồn những sợi chỉ đặc biệt dưới da để kéo phần da thừa lại, nhờ đó da trông căng hơn, săn chắc hơn. Các sợi chỉ trên mặt cũng kích thích collagen, giúp làm dày và đầy da nhăn nheo.

Căng chỉ cũng có thể gây những biến chứng tiềm ẩn, vì vậy, tốt nhất là nên trao đổi với bác sĩ để biết lợi và hại khi thực hiện phương pháp điều trị này.

- Lăn kim: Lăn kim là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể trẻ hóa làn da bằng cách thúc đẩy sự hình thành collagen. Bác sĩ sẽ lăn một dụng cụ được phủ đầy những chiếc kim nhỏ trên da, tạo ra những vết thủng nhỏ. Điều này không làm hỏng lớp biểu bì mà chỉ là những tổn thương da được kiểm soát dẫn đến việc chữa lành vết thương, nhờ đó giúp trẻ hóa làn da.

3. Có phòng ngừa được da nhăn nheo không?

Có thể ngăn ngừa da nhăn nheo bằng cách:

- Dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng các loại kem dưỡng da, thuốc mỡ hoặc kem để ngăn ngừa khô da.

- Chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng: Ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra những thay đổi về da, tổn thương da hoặc phát ban.

- Uống đủ nước: Nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo làn da được cung cấp đủ nước.

- Thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên mỗi ngày giúp bảo vệ làn da khỏi tia UV.

- Tránh tắm nắng: Tránh xa giường tắm nắng, đèn tắm nắng, vì chúng có thể gây ung thư da và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.

- Tránh rượu và hút thuốc: Rượu và thuốc lá đều liên quan đến lão hóa da sớm, thay đổi về da mặt và thể tích da.

- Uống hoặc sử dụng collagen: Thực phẩm bổ sung collagen dạng uống, các sản phẩm chăm sóc da chứa collagen có thể giúp làm giảm, làm chậm quá trình lão hóa và nhăn da.

- Bổ sung vitamin D3: Bổ sung vitamin D3 có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa sớm, ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời nhờ đặc tính chống viêm, khả năng ức chế tổn thương DNA và thúc đẩy sửa chữa DNA.

3 biện pháp khắc phụ khô da.

BS. Cao Như Đạt

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-phong-va-tri-da-nhan-nheo-169250102101504742.htm
Zalo