Cách nào thực hiện an toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV?

HIV gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch nên bệnh do thực phẩm có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn ở những người nhiễm HIV, so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Tại sao dinh dưỡng tốt lại quan trọng đối với những người nhiễm HIV?

Dinh dưỡng tốt là lựa chọn thực phẩm và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hỗ trợ sức khỏe tổng thể, giúp duy trì hệ thống miễn dịch; giúp những người nhiễm HIV duy trì cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ tốt thuốc điều trị HIV.

Tuy nhiên, HIV tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng hơn. Do đó, những người nhiễm HIV thường phải dùng thuốc điều trị HIV mỗi ngày, nhằm ngăn ngừa HIV phá hủy hệ thống miễn dịch. Do đó, chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người nhiễm HIV tăng cường hệ miễn dịch và sống khỏe mạnh.

Ở người nhiễm HIV, dinh dưỡng tốt hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giúp duy trì hệ thống miễn dịch. Dinh dưỡng tốt cũng giúp những người nhiễm HIV duy trì cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ thuốc điều trị HIV.

Chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người nhiễm HIV là gì?

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống ăn lành mạnh là chế độ ăn cung cấp đầy đủ, cân đối, hợp lý các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường), vitamin và khoáng chất, thực phẩm chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không trở thành nguồn gây bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh về cơ bản giống nhau đối với tất cả mọi người, bao gồm cả người nhiễm HIV. Theo đó, chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều quả chín, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất xơ, đậu đỗ và hạn chế các thực phẩm chứa đường tự do, các thức ăn vặt, đồ uống có đường, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ và muối...

Ở người nhiễm HIV, việc sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Chẳng hạn một số bệnh nhiễm trùng liên quan đến HIV có thể khiến người bệnh khó ăn hoặc khó nuốt.

Không chỉ thế, các tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV như chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy, có thể khiến người bệnh khó tuân thủ chế độ điều trị.

Do vậy, người nhiễm HIV nên thảo luận với bác sĩ chăm sóc sức khỏe nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp nhằm hạn chế các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng, những người nhiễm HIV cần phải chú ý đến an toàn thực phẩm.

Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với người nhiễm HIV.

Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng với người nhiễm HIV.

Tại sao an toàn thực phẩm lại quan trọng đối với những người nhiễm HIV?

Thực phẩm và nước có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh (gọi là bệnh do thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm). An toàn thực phẩm liên quan đến cách lựa chọn, xử lý, chế biến và bảo quản thực phẩm để ngăn ngừa bệnh do thực phẩm.

An toàn thực phẩm rất quan trọng với người nhiễm HIV. Nếu người nhiễm HIV mắc bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Chính vì vậy, việc tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm ở người nhiễm HIV đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp họ sống khỏe hơn.

Cách phòng ngừa các bệnh lây truyền qua thực phẩm cho người nhiễm HIV

Với người nhiễm HIV, cần tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm sau đây để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm:

Không ăn hoặc uống các loại thực phẩm như trứng sống hoặc thực phẩm có chứa trứng sống.
Thịt gia cầm, thịt và hải sản sống hoặc chưa nấu chín.
Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng và nước ép trái cây.

Bên cạnh đó, cần thực hiện bốn bước cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm:

Làm sạch: Rửa tay, dụng cụ nấu ăn và mặt bàn bếp thường xuyên khi chế biến thực phẩm.
Tách riêng: Tách riêng thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ thực phẩm này sang thực phẩm khác. Ví dụ, để riêng thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng với các thực phẩm đã sẵn sàng để ăn, bao gồm trái cây, rau và bánh mì.
Nấu chín: Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để đảm bảo thực phẩm được nấu chín ở nhiệt độ an toàn.
Làm lạnh: Làm lạnh hoặc đông lạnh thịt, gia cầm, trứng, hải sản hoặc các loại thực phẩm khác có khả năng bị hỏng trong vòng 2 giờ sau khi nấu hoặc mua.

An toàn thực phẩm là cách lựa chọn, xử lý, chế biến và bảo quản thực phẩm để ngăn ngừa bệnh do thực phẩm. Tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.

Mời bạn xem tiếp video:

Cảnh báo nhiễm HIV trong nhóm thanh thiếu niên | SKĐS

Lê Mỹ Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-thuc-hien-an-toan-thuc-pham-cho-nguoi-nhiem-hiv-169241017113404804.htm
Zalo