Cách làm siro lê trị ho cho cả nhà

Để phòng chống các bệnh hô hấp cho cả nhà trong mùa lạnh, bạn hãy làm siro từ quả lê - loại trái cây có tác dụng nhuận phế, phổ phổi rất tốt.

Khi thời tiết chuyển mùa, mọi người thường dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho khan, ho có đờm. Để phòng tránh và cải thiện tình trạng này, bạn có thể tự làm siro trị ho cho cả gia đình từ nguyên liệu chính là quả lê.

Theo y học cổ truyền, quả lê tính mát, vị ngọt hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, nhuận trường, tiêu độc, được sử dụng điều trị các bệnh hô hấp.

Siro lê tự làm rất an toàn và có hương vị thơm ngon. (Ảnh: Sohu)

Siro lê tự làm rất an toàn và có hương vị thơm ngon. (Ảnh: Sohu)

Cách làm siro lê trị ho

Siro lê trị ho có hương vị rất thơm ngon, bạn sẽ dễ dàng cho trẻ em uống. Cách làm siro lê không khó.

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Lê: 6kg

- La hán: 2 quả

- Táo đỏ: 10gr

- Đường phèn: 50gr

- Gừng: 1 nhánh

Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, cho vào máy xay nhuyễn. Bạn có thể sử dụng máy ép trái cây để giảm bớt các công đoạn, nhưng cách làm này sẽ không tốt bằng việc dùng cả quả lê xay.

Hai quả la hán đem bẻ nhỏ thành từng miếng.

Quả la hán cũng là phương thuốc trị bệnh hô hấp rất tốt. (Ảnh: Sohu)

Quả la hán cũng là phương thuốc trị bệnh hô hấp rất tốt. (Ảnh: Sohu)

Hầu hết các nguyên liệu để làm siro lê trị ho đều có tính lạnh, vì thế bạn cần cho thêm chút gừng già vào để điều hòa. Gừng cần được rửa sạch và thái sợi.

Đổ lê đã xay vào nồi, thêm đường phèn, la hán, táo đỏ và một ít gừng thái sợi vào đun sôi trên lửa lớn rồi vặn lửa nhỏ, đun khoảng 30 phút thì tắt bếp.

Đun các nguyên liệu trong 30 phút. (Ảnh: Sohu)

Đun các nguyên liệu trong 30 phút. (Ảnh: Sohu)

Khi nấu xong, bạn đợi lê nguội rồi đổ vào vải màn, lọc thật kỹ để loại bỏ bã.

Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt. (Ảnh: Sohu)

Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt. (Ảnh: Sohu)

Với phần nước cốt lê thu được, bạn tiếp tục cho vào nồi, đun trên lửa lớn. Khi lê sôi hẳn thì chuyển sang lửa nhỏ và nấu trong khoảng một giờ.

Nước lê sau khi lọc bã. (Ảnh: Sohu)

Nước lê sau khi lọc bã. (Ảnh: Sohu)

Nước lê sẽ dần chuyển sang màu sẫm và đặc hơn. Ban đầu, hỗn hợp sẽ nổi rất nhiều bọt lớn, khi bọt bắt đầu giảm dần thì có thể tắt bếp. Trong quá trình nấu, bạn cần đảo liên tục để tránh bị cháy đáy nồi.

Chuẩn bị lọ thủy tinh khô và sạch, đổ hỗn hợp lê đã nấu vào lọ khi còn nóng. Nên làm bước này khi còn nóng vì nếu để nguội, hỗn hợp sẽ dính và khó đổ vào chai.

Đun sôi trên lửa nhỏ và đảo liên tục để tránh dính nồi. (Ảnh: Sohu)

Đun sôi trên lửa nhỏ và đảo liên tục để tránh dính nồi. (Ảnh: Sohu)

Siro lê đường phèn táo đỏ có thể dùng trong 1 năm nếu được bảo quản trong tủ lạnh.

Cách sử dụng siro lê đường phèn táo đỏ: Khi bị đau họng hoặc ho, bạn hãy uống một cốc nước ấm pha với siro lê. Siro lê có vị ngọt và thơm, giúp tinh thần thêm thư giãn, giảm bớt triệu chứng ho, rát cổ.

Thành phẩm có thể để trong tủ lạnh và dùng dần trong cả năm. (Ảnh: Sohu)

Thành phẩm có thể để trong tủ lạnh và dùng dần trong cả năm. (Ảnh: Sohu)

Lưu ý khi làm siro lê đường phèn táo đỏ

- Sử dụng vải lọc thay vì rây để tăng độ tinh khiết của thành phẩm.

- Không nên thêm nước trong quá trình nấu vì có thể làm hỏng hương vị và tác dụng của siro.

- Quá trình đun sôi khá lâu và nếu không đảo liên tục sẽ dễ gây tràn ra bếp. Vì thế bạn cần đảo đều tay, kiên nhẫn cho tới khi nước chuyển sang màu vàng nâu.

- Cho siro vào chai thủy tinh không chứa nước và không có dầu rồi bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi khi dùng, hãy nhớ sử dụng thìa khô, sạch để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập và siro sẽ được giữ lâu hơn.

- Cách làm siro này mất rất nhiều thời gian nên bạn nên làm nhiều để đỡ tốn công.

MAI MAi (Nguồn: Sohu)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/cach-lam-siro-le-tri-ho-cho-ca-nha-ar915220.html
Zalo