Các sản phẩm giảm tác hại đang được nhìn nhận để làm công cụ kiểm soát thuốc lá

Nhiều bằng chứng khoa học đang ngày càng cho thấy các sản phẩm không khói chứa nicotine dùng để thay thế cho thuốc lá điếu có khả năng giảm tác hại lên sức khỏe người hút thuốc thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Vấn đề cai bỏ hoàn toàn thuốc lá điếu nếu chỉ bằng tuyên truyền, hoặc ý chí, sau nhiều thập kỷ đã được chứng minh là không đem lại kết quả như mong đợi. Do vậy, việc kết hợp các sản phẩm thay thế giảm tác hại để đẩy nhanh quá trình cai thuốc, hoặc ít nhất là giảm tác hại trong giai đoạn chưa thể cai bỏ, hiện đang được chính phủ các nước đón nhận và triển khai mạnh mẽ, thay vì tiếp tục chứng kiến số người hút thuốc lá điếu tiếp tục gia tăng.

Nghiên cứu chỉ ra các sản phẩm giảm tác hại thay đổi chất lượng cuộc sống của người hút thuốc

Dưới góc độ sức khỏe của người hút thuốc và cộng đồng, các giải pháp giảm tác hại của thuốc lá – từ dược phẩm thay thế nicotine (NRT) đến các sản phẩm thuốc lá không khói (như thuốc lá ngậm, thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử) dù vẫn chứa nicotine, nhưng hàm lượng các chất độc hại đã giảm đi khá nhiều, nhờ vào nguyên lý không đốt cháy như thuốc lá điếu thông thường.

Nhiều bằng chứng khoa học ngày càng cho thấy các sản phẩm không khói chứa nicotine dùng để thay thế cho thuốc lá điếu có khả năng giảm tác hại lên sức khỏe người hút thuốc thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Viện Xuất bản số Đa ngành (MDPI) năm 2024, khí hơi (aerosol) của thuốc lá không khói ít ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của mạch máu hơn khói thuốc lá điếu. Điều này làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh tim mạch, như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.

Nghiên cứu trên MDPI

Nghiên cứu trên MDPI

Một thử nghiệm ngẫu nhiên khác về ảnh hưởng khi chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm không khói, được ghi nhận trên trang Taylor & Francis Group (7/6/2024) chỉ ra rằng việc chuyển đổi hoàn toàn từ thuốc lá điếu sang thuốc lá không khói giúp giảm nhịp tim và cải thiện độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy – yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa biến cố tim mạch.

Còn Tạp chí The Siamese (2024) công bố nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang sản phẩm không khói có thể là một bước đệm quan trọng trong hành trình cai thuốc hoàn toàn, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến thuốc lá, bao gồm cả các bệnh về tim mạch.

Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp nêu trên so sánh các tác động đối với nhịp tim, huyết áp và các yếu tố dự đoán bệnh tim mạch khi sử dụng sản phẩm không khói (so với thuốc lá điếu truyền thống) cũng chỉ ra có sự giảm rõ rệt ở nhịp tim và tăng đáng kể ở độ giãn mạch qua trung gian dòng chảy và HDL (cholesterol tốt).

Khi đánh giá thông qua các chỉ điểm sinh học của sự phơi nhiễm, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, các sản phẩm không khói còn làm giảm đáng kể sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại so với việc hút thuốc lá điếu.

Đón nhận hướng tiếp cận Giảm tác hại: Sự tiến bộ tất yếu

Theo Michael Russell, bác sĩ tâm thần và đồng thời là nhà phát triển kẹo gum nicotine, đã tuyên bố vào năm 1976, "Người ta hút thuốc lá vì nicotine, nhưng lại chết vì tar (nhựa thuốc lá)." Đây là hiện thân của triết lý y tế công cộng được gọi là giảm thiểu tác hại.

Triết lý này thừa nhận rằng người trưởng thành đều vẫn sử dụng các sản phẩm có hại, cho dù các sản phẩm đó hợp pháp, bất hợp pháp hoặc chưa được xác định. Giảm thiểu tác hại từ việc sử dụng nicotine và thuốc lá đồng nghĩa với việc cho phép thị trường cung cấp các sản phẩm thay thế an toàn hơn. Những sản phẩm thay thế này giúp người dùng ít bị phơi nhiễm với nhựa thuốc lá và các chất gây ung thư hơn, trong khi vẫn được họ chấp nhận sử dụng.

Mới đây nhất, Giáo sư Ann McNeill, chuyên gia về Chứng nghiện thuốc lá và đồng quản lý Đơn vị Nghiên cứu Chính sách về Chứng nghiện do NIHR (Viện Nghiên cứu Chăm sóc và Sức khỏe Quốc gia của Anh) tài trợ, đã đưa ra một phân tích sâu sắc về hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá.

Giáo sư Ann McNeill (Ảnh: ukctas)

Giáo sư Ann McNeill (Ảnh: ukctas)

Giáo sư McNeill cho biết: Hướng tiếp cận giảm tác hại thuốc lá đã xuất hiện từ khá lâu trước đây, bao gồm 2 khía cạnh. Đầu tiên là giảm tác hại cho những người xung quanh người hút thuốc, và sau đó là giảm tác hại cho chính bản thân người hút.

Khía cạnh giảm tác hại cho những người xung quanh người hút thuốc lá điếu là điều hiển nhiên không cần phải bàn cãi. Đây là tiền đề cho các chính sách xây dựng quốc gia không khói thuốc.

Còn khía cạnh thật sự gây tranh cãi đó là khả năng giảm tác hại do hành vi hút thuốc lá điếu hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá của chính người dùng. Trong bối cảnh này chính là hành vi sử dụng các sản phẩm thuốc lá sai đối tượng, sai mục đích.

Do vậy, điều dễ nhận thấy các sản phẩm giảm tác hại thuốc lá hiện đang được chính phủ đón nhận, bởi không quốc gia nào mong muốn tỉ lệ hút thuốc lá điếu ngày càng tăng cao hoặc bền vững theo thời gian, bất chấp các nỗ lực đã và đang được thực thi.

Việc tăng tỉ lệ hoặc không giảm tỉ lệ hút thuốc lá điếu không chỉ là gánh nặng của người hút thuốc, mà còn là gánh nặng của xã hội khi các bệnh viện được xây dựng phần lớn chỉ để điều trị các bệnh đã được xác định do hút thuốc lá gây ra.

Trên cơ sở đó, chỉ cần có cơ hội loại bỏ dần thuốc lá điếu gây hại nhất, các giải pháp giảm tác hại bằng những sản phẩm thuốc lá thay thế không khói được phần lớn người hút thuốc đón nhận đóng vai trò rất lớn.

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cac-san-pham-giam-tac-hai-dang-duoc-nhin-nhan-de-lam-cong-cu-kiem-soat-thuoc-la-204250110125121034.htm
Zalo