Các doanh nghiệp lớn nhất hành tinh làm gì để không bị bắt chước?

Lợi thế kinh tế khi mua hàng theo khối lượng lớn mà Wal-Mart thực hiện đã làm nản lòng các công ty có ý định bắt chước chiến lược đại dương xanh của nó.

 Sau khi tác phẩm Comedian (quả chuối dán tường) được bán với giá cao, nhiều nơi đã học theo dán nhãn hàng lên tường để quảng bá sản phẩm. Ảnh: Carrefour.

Sau khi tác phẩm Comedian (quả chuối dán tường) được bán với giá cao, nhiều nơi đã học theo dán nhãn hàng lên tường để quảng bá sản phẩm. Ảnh: Carrefour.

Khó bị bắt chước

Chỉ có một vài công ty tạo ra đại dương xanh và thu được lợi nhuận mà không gặp phải nhiều thách thức trong khoảng từ 10 đến 15 năm như Cirque, Home Deport, Federal Express, Southwest Airlines và CNN. Lý do là vì chiến lược đại dương xanh cũng tạo ra những rào cản đáng kể về vận hành và nhận thức khi muốn áp dụng nó.

Đầu tiên, tưởng tượng một nhân tố tạo ra đại dương xanh thì dễ hơn xúc tiến rất nhiều. Khối lượng hàng hóa khổng lồ được tạo ra trong quá trình đổi mới giá trị mang lại lợi thế về chi phí cho các doanh nghiệp khởi xướng và đặt các đối thủ cạnh tranh vào thế bất lợi về chi phí.

 Ảnh minh họa. Nguồn: CNN.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN.

Lợi thế kinh tế khi mua hàng theo khối lượng lớn mà Wal-Mart thực hiện đã làm nản lòng các công ty có ý định bắt chước chiến lược đại dương xanh của nó. Mạng lưới các yếu tố ngoại lai cũng tạo ra hàng rào đối với các doanh nghiệp muốn bắt chước chiến lược đại dương xanh một cách hoàn hảo, như trường hợp của ebay.

Công ty này đã cực kỳ thành công ở thị trường đấu giá trực tuyến. Tóm lại, càng nhiều khách hàng truy cập vào ebay thì trang web đấu giá ngày càng trở nên hấp dẫn đối với cả người mua và người bán. Do đó, người mua không có hứng thú chuyển sang mua hàng của những kẻ bắt chước.

Sự bắt chước thường đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong các ứng dụng và mô hình kinh doanh hiện tại của họ nên những người đưa ra quyết định và những nhà hoạch định chính sách sẽ chần chừ, trì hoãn ý định bắt chước chiến lược đại dương xanh trong nhiều năm liền.

Ví dụ, khi Southwest Airlines đưa ra một dịch vụ bay mới có tốc độ bay phù hợp với chi phí bỏ ra và sự linh động của thời gian bay, việc bắt chước chiến lược của họ đồng nghĩa với việc thay đổi lộ trình bay, đào tạo lại nhân viên, thay đổi chiến lược marketing và chiến lược giá, thậm chí phải thay đổi cả văn hóa doanh nghiệp. Đó là những thay đổi đáng kể mà rất ít nhà quản lý của các công ty có thể chấp nhận và thực hiện được trong một thời gian ngắn.

Khi một công ty đạt được bước đột phá trong giá trị, thương hiệu, nó sẽ nhanh chóng nổi tiếng và sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng trung thành. Thậm chí những đối thủ cạnh tranh gay gắt và hiếu chiến nhất với chiến dịch quảng cáo rầm rộ và tốn kém cũng không thể vượt qua được danh tiếng mà doanh nghiệp đạt được.

Microsoft là một ví dụ, trong nhiều năm liền, họ cố đánh bật thương hiệu Quicken - sản phẩm được đổi mới về mặt giá trị của Intuit ra khỏi thị trường, nhưng hơn 10 năm họ vẫn chưa thành công mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức.

Xung đột nhãn hiệu cũng góp phần ngăn cản các doanh nghiệp bắt chước chiến lược đại dương xanh. Chiến lược đại dương xanh của hãng mỹ phẩm The Body Shop là một minh chứng. Việc hãng này không theo đuổi các mẫu mã bắt mắt, không hứa hẹn vẻ đẹp và sự trẻ trung vĩnh cửu, cũng không sử dụng bao bì đắt tiền đã làm cho các doanh nghiệp mỹ phẩm lớn trên thế giới không có một hoạt động bắt chước nào trong nhiều năm liền. Bởi lẽ, sự bắt chước đồng nghĩa với việc phải phá vỡ mô hình kinh doanh vốn có.

W.Chan Kim, Reneé Mauborgne/Alphabooks – NXB Công thương

Nguồn Znews: https://znews.vn/cac-doanh-nghiep-lon-nhat-hanh-tinh-lam-gi-de-khong-bi-bat-chuoc-post1524609.html
Zalo