Bù Đăng (Bình Phước) tái hiện hình ảnh giã gạo nuôi quân trên sóc Bom Bo

Ngày 10/11, UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước tổ chức chương trình chính của Lễ hội 'Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo' nhằm kỷ niệm 50 năm giải phóng huyện.

Lễ hội diễn ra tại khu du lịch sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) với nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút hơn 100.000 du khách các nơi đến tham quan, tìm hiểu về địa danh lịch sử, văn hóa này.

Lễ hội diễn ra tại khu du lịch sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) với nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút hơn 100.000 du khách các nơi đến tham quan, tìm hiểu về địa danh lịch sử, văn hóa này.

Điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật "Giã gạo chày tay - Nuôi quân đánh giặc". Với những điệu múa, bài hát và hình ảnh tái hiện sinh động cảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào X'Tiêng, đã đưa người xem trở về không khí hào hùng của những năm kháng chiến.

Điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật "Giã gạo chày tay - Nuôi quân đánh giặc". Với những điệu múa, bài hát và hình ảnh tái hiện sinh động cảnh giã gạo nuôi quân của đồng bào X'Tiêng, đã đưa người xem trở về không khí hào hùng của những năm kháng chiến.

Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch địa phương mà còn tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tạo không khí vui tươi phấn khởi, cổ vũ động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch địa phương mà còn tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tạo không khí vui tươi phấn khởi, cổ vũ động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động như phục dựng Lễ hội kết bạn cộng đồng. Đây là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của các tộc người cộng cư từ cao nguyên Langbiang đến phía Đông dãy núi Trường Sơn đang đứng trước nguy cơ mai một. Trên địa bàn huyện Bù Đăng, Lễ hội Kết bạn cộng đồng chỉ diễn ra ở các tộc người X’tiêng, M’nông, Mạ. Lễ hội lần này được huyện Bù Đăng phục dựng và mở rộng cho cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang định cư trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động như phục dựng Lễ hội kết bạn cộng đồng. Đây là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống của các tộc người cộng cư từ cao nguyên Langbiang đến phía Đông dãy núi Trường Sơn đang đứng trước nguy cơ mai một. Trên địa bàn huyện Bù Đăng, Lễ hội Kết bạn cộng đồng chỉ diễn ra ở các tộc người X’tiêng, M’nông, Mạ. Lễ hội lần này được huyện Bù Đăng phục dựng và mở rộng cho cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang định cư trên địa bàn huyện.

Xuyên suốt lễ hội còn có giải việt dã với chủ đề “Đường về thăm sóc Bom Bo”; Hội chợ thương mại các gian hàng văn hóa, nông sản; Lễ hội ẩm thực “Hương vị bên ánh đuốc lồ ô”; Liên hoan văn hóa các dân tộc, biểu diễn đàn đá...

Xuyên suốt lễ hội còn có giải việt dã với chủ đề “Đường về thăm sóc Bom Bo”; Hội chợ thương mại các gian hàng văn hóa, nông sản; Lễ hội ẩm thực “Hương vị bên ánh đuốc lồ ô”; Liên hoan văn hóa các dân tộc, biểu diễn đàn đá...

Trong chuỗi hoạt động lễ hội, còn có Hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch với sự tham dự của các doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực du lịch. Tại đây, các chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu lên những rào cản và gợi ý các giải pháp để phát triển du lịch Bù Đăng. Song song đó, UBND huyện ra mắt và công bố tua du lịch kết nối Bù Đăng với các địa điểm du lịch khác.

Trong chuỗi hoạt động lễ hội, còn có Hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch với sự tham dự của các doanh nghiệp lữ hành, chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực du lịch. Tại đây, các chuyên gia, doanh nghiệp đã nêu lên những rào cản và gợi ý các giải pháp để phát triển du lịch Bù Đăng. Song song đó, UBND huyện ra mắt và công bố tua du lịch kết nối Bù Đăng với các địa điểm du lịch khác.

 Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết, Bù Đăng sở hữu nhiều tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa. Với việc tổ chức các lễ hội này mong muốn thu hút đầu tư, phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Ông Vũ Văn Mười, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết, Bù Đăng sở hữu nhiều tiềm năng du lịch sinh thái và văn hóa. Với việc tổ chức các lễ hội này mong muốn thu hút đầu tư, phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Được biết, Bù Đăng có nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa như sóc Bom Bo, thác Đứng, thác Voi, Thác Pan Toong, Trảng cỏ Bù Lạch…

Được biết, Bù Đăng có nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa như sóc Bom Bo, thác Đứng, thác Voi, Thác Pan Toong, Trảng cỏ Bù Lạch…

Bù Đăng có cộng đồng người M'nông và X'tiêng sinh sống đông và có những nét văn hóa, lễ hội đặc sắc như nghề thủ công truyền thống, kỹ thuật chế biến rượu cần, nghề dệt thổ cẩm của người M'nông; nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm của người S'tiêng… Thời gian qua cũng đã trở thành điểm đến cho du khách các nơi tham quan, trải nghiệm.

Bù Đăng có cộng đồng người M'nông và X'tiêng sinh sống đông và có những nét văn hóa, lễ hội đặc sắc như nghề thủ công truyền thống, kỹ thuật chế biến rượu cần, nghề dệt thổ cẩm của người M'nông; nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm của người S'tiêng… Thời gian qua cũng đã trở thành điểm đến cho du khách các nơi tham quan, trải nghiệm.

Thiên Lý/VOV-TP.HCM

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/bu-dang-binh-phuoc-tai-hien-hinh-anh-gia-gao-nuoi-quan-tren-soc-bom-bo-post1134549.vov
Zalo