Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người

Trong lúc đầu óc tỉnh táo, bố tôi đã lập di chúc. Bố để lại nhà và khoản tiền tiết kiệm trị giá 2,7 tỷ cho mẹ kế.

Mẹ mất khi tôi 25 tuổi, 5 năm sau bố đi thêm bước nữa. Mẹ kế kém bố tôi 15 tuổi, góa chồng và có một cô con gái riêng. Khi bố muốn cưới mẹ kế, anh em chúng tôi phản đối nhưng bố kiên quyết cưới bà bằng được.

Bố tôi rất yêu thương mẹ kế, hết mực chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của bà nếu có thể. Còn chúng tôi vẫn luôn ác cảm với mẹ kế, luôn cho rằng bà lấy bố tôi vì muốn chiếm đoạt tài sản chứ chẳng phải vì thật lòng yêu ông. Vì thế, chúng tôi luôn làm khó bà bằng nhiều cách khác nhau.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng tôi cho giúp việc nghỉ việc, giao hết công việc nhà cho mẹ kế. Lúc đó mấy gia đình chúng tôi cũng sống cùng, tôi có một đứa con gái 7 tuổi, con trai út 3 tuổi, còn con trai của em trai mới tròn 1 tuổi.

Ban ngày chúng tôi đều đi làm, mẹ kế sẽ đưa 2 con của tôi đi học. Sau đó về nhà thì vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa nấu nướng và chăm con cho em trai tôi. Thế mà bà không hề bận tâm và không bao giờ phàn nàn lấy nửa lời. Ngày nào bà cũng bận rộn và vẫn mỉm cười chào đón chúng tôi mỗi khi về nhà.

Mẹ kế chăm sóc chúng tôi chu đáo như một người mẹ ruột vậy. Nhưng, chúng tôi lại cho rằng đó là lẽ đương nhiên, bà đang muốn lấy lòng chúng tôi và bố. Thậm chí, anh em tôi còn thường xuyên phàn nàn rằng mẹ kế quan tâm quá nhiều vào chuyện riêng của chúng tôi.

Ngoại trừ bố, không ai giúp đỡ mẹ kế hay khuyên bà hãy nghỉ ngơi thật tốt cả. Bố tôi thường nói với mẹ kế:

– Tôi đã hại em. Từ khi lấy tôi, em chưa bao giờ được hưởng một ngày hạnh phúc, còn tệ hơn cả một giúp việc.

Khi đó, mẹ kế nói:

– Anh đừng nói thế. Mấy công việc này em làm suốt ấy mà, nên có gì khó nhọc đâu. Hơn nữa, em chăm con chăm cháu chứ có phải người ngoài đâu mà sợ thiệt.

Dù mẹ kế coi anh em tôi như con đẻ nhưng trong lòng chúng tôi, mẹ kế chẳng khác gì bảo mẫu riêng được bố thuê. Bởi bà giữ tiền lương hưu hàng tháng của bố, đồng thời nắm hết tiền tiết kiệm của ông. Nếu bà không làm gì cho gia đình này thì chẳng phải rất quá đáng sao?

Phải đến 10 năm sau, khi tôi và em trai mua nhà ra ở riêng, cuộc sống của mẹ kế mới khá hơn. Nhưng vài năm sau đó, bố tôi bị đột quỵ và liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.

Vì bận rộn công việc nên anh em tôi chỉ về thăm bố được 1-2 lần mỗi tháng. Việc ăn, uống, đi vệ sinh và ngủ nghỉ của bố đều do mẹ kế lo liệu.

Tôi nghe bố kể, mẹ kế còn massage hằng ngày cho ông. Chỉ cần thời tiết đẹp, mẹ kế sẽ đẩy bố tôi ra ngoài đi chơi. Cứ như thế, 5 năm đã trôi qua.

Cách đây không lâu, tình trạng của bố trở nên tệ đi. Trong lúc đầu óc tỉnh táo, ông đã lập di chúc. Bố để lại nhà và khoản tiền tiết kiệm trị giá 2,7 tỷ cho mẹ kế. Đồng thời, ông cũng yêu cầu mẹ kế bán nhà và về quê sống cùng con gái.

Biết chuyện, chúng tôi tức giận chạy về nhà vì sợ mẹ kế sẽ lừa gạt toàn bộ tài sản thừa kế của bố. Nhưng khi chúng tôi về tới nơi, luật sư đã rời đi.

Khi bố hấp hối, ông vẫn gọi tên mẹ kế liên tục. Bố nắm tay mẹ kế, miễn cưỡng nhắm đôi mắt đẫm lệ.

Bố tôi đã lập di chúc khi đầu óc ông không được tỉnh táo. (Ảnh minh họa)

Sau khi lo liệu xong tang lễ của bố tôi, mẹ kế nói dự định sẽ về nhà con gái ở. Anh em tôi nóng lòng muốn nêu vấn đề tài sản thừa kế với mẹ kế. Bà nói:

– Bố các con để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho mẹ. Nhưng các con yên tâm, tài sản thừa kế sẽ có phần của các con.

Sau đó, mẹ kế lấy ra 3 tấm thẻ ngân hàng, cười nói với chúng tôi:

– 3 tấm thẻ này mỗi tấm có 900 triệu, tổng là 2,7 tỷ đồng. Hai anh em con mỗi người có 900 triệu, còn mẹ sẽ cầm 900 triệu để về nhà con gái ở.

Mẹ kế lại lấy giấy chứng nhận bất động sản ra rồi nói:

– Căn nhà này sẽ do hai anh em các con cùng thừa kế, mẹ sẽ không lấy.

Chúng tôi không ngờ rằng mẹ kế lại vĩ đại và vị tha như vậy. Vợ chồng tôi và vợ chồng em trai bật khóc, quỳ xuống trước mặt mẹ kế xin lỗi vì bao năm qua luôn làm khó bà:

– Mẹ ơi, chúng con xin lỗi mẹ vì bao năm qua luôn hiểu lầm mẹ. Chúng con luôn cho rằng mẹ muốn chiếm đoạt tài sản của bố con. Mẹ đã hi sinh quá nhiều cho cái nhà này, mẹ có thể ở lại đây được không? Chúng con sẽ chăm sóc mẹ những ngày tháng cuối đời.

Mẹ kế cũng bật khóc, thuyết phục chúng tôi đứng dậy, nhưng bà vẫn kiên quyết về nhà con gái sống:

– Chúng ta mãi mãi là một nhà. Nếu các con coi mẹ là mẹ, hãy đến nhà con gái mẹ thường xuyên để thăm mẹ khi các con có thời gian. Mẹ cũng nhớ con gái mẹ và cháu ngoại rồi. Mẹ muốn dành thời gian cuối đời cho con gái.

Không còn cách nào khác, chúng tôi đành để mẹ kế rời đi, đồng thời dặn bà sau này có khó khăn gì thì cứ nói với chúng tôi hoặc quay về bất cứ lúc nào bà muốn. Bởi đây mãi là nhà của bà, là nhà của chúng tôi. Anh em tôi đã nợ mẹ kế quá nhiều rồi.

Theo Sở hữu trí tuệ

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bo-di-chuc-de-lai-nha-cung-2-7-ty-tien-tiet-kiem-cho-me-ke-chung-toi-keo-nhau-gap-luat-su-de-roi-nhan-cai-ket-sung-nguoi/20241222090622216
Zalo