Bí ẩn về loài 'rồng non' có thể sống tới 100 tuổi

Manh giông hay 'rồng non' theo cách gọi của người dân địa phương, là một trong những loài lưỡng cư đặc biệt nhất trên Trái Đất khi có thể sống tới 100 năm trong môi trường hang động tối tăm và dành toàn bộ thời gian ở dưới nước, kể cả lúc ăn, ngủ và sinh sản.

Manh giông ( tên khoa học Proteus anguinus) hay "rồng non" theo cách gọi của người dân địa phương, sống toàn bộ cuộc đời ở mạch nước ngầm dưới lòng đất thuộc dãy núi Dinaric Alp chạy từ Slovenia qua Croatia và vài nước khác trên bán đảo Balcan.

Manh giông ( tên khoa học Proteus anguinus) hay "rồng non" theo cách gọi của người dân địa phương, sống toàn bộ cuộc đời ở mạch nước ngầm dưới lòng đất thuộc dãy núi Dinaric Alp chạy từ Slovenia qua Croatia và vài nước khác trên bán đảo Balcan.

Theo các chuyên gia manh giông có cả mang và phổi, chúng trông giống giun nhưng lại có chân, trái tim chỉ đập 2 lần mỗi phút. Loài vật này có thể dài gần 40cm, có khả năng tái tạo chi và sống đến 100 năm. Với tuổi thọ cao và các đặc điểm sinh học gần như không thay đổi trong suốt vòng đời, chúng được mệnh danh là những sinh vật "trẻ mãi không già".

Theo các chuyên gia manh giông có cả mang và phổi, chúng trông giống giun nhưng lại có chân, trái tim chỉ đập 2 lần mỗi phút. Loài vật này có thể dài gần 40cm, có khả năng tái tạo chi và sống đến 100 năm. Với tuổi thọ cao và các đặc điểm sinh học gần như không thay đổi trong suốt vòng đời, chúng được mệnh danh là những sinh vật "trẻ mãi không già".

Manh giông là loài lưỡng cư hoàn toàn sống ở dưới nước. Chúng ăn, ngủ và sinh sản ở dưới nước mà không cần tới ánh sáng mặt trời. Chính lối sống trong bóng tối dẫn tới việc mắt của chúng không phát triển và gần như bị mù. Nhưng bù lại, nhờ có khứu giác và vị giác nhạy bén giúp manh giông có thể dễ dàng di chuyển trong bóng tối.

Manh giông là loài lưỡng cư hoàn toàn sống ở dưới nước. Chúng ăn, ngủ và sinh sản ở dưới nước mà không cần tới ánh sáng mặt trời. Chính lối sống trong bóng tối dẫn tới việc mắt của chúng không phát triển và gần như bị mù. Nhưng bù lại, nhờ có khứu giác và vị giác nhạy bén giúp manh giông có thể dễ dàng di chuyển trong bóng tối.

Do sống trong hang sâu, xung quanh toàn bóng tối nên manh giông cũng không cần di chuyển nhiều để trốn chạy vì chúng có ít kẻ thù.

Do sống trong hang sâu, xung quanh toàn bóng tối nên manh giông cũng không cần di chuyển nhiều để trốn chạy vì chúng có ít kẻ thù.

Manh giông chỉ có một kẻ thù tự nhiên, đó là ánh sáng ban ngày. Việc manh giông rời khỏi hang động và tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài sẽ khiến làn da nhạy cảm của loài vật này bị thiêu cháy.

Manh giông chỉ có một kẻ thù tự nhiên, đó là ánh sáng ban ngày. Việc manh giông rời khỏi hang động và tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài sẽ khiến làn da nhạy cảm của loài vật này bị thiêu cháy.

Manh giông là loài vật không cần ăn thường xuyên. Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ trao đổi chất chậm lại. Cụ thể, các con manh giông có thể tồn tại tới 10 năm chỉ với một bữa ăn.

Manh giông là loài vật không cần ăn thường xuyên. Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, chúng sẽ trao đổi chất chậm lại. Cụ thể, các con manh giông có thể tồn tại tới 10 năm chỉ với một bữa ăn.

Manh giông thường ăn tôm, ốc sên và các loài vật nhỏ khác ở dưới nước. Chúng tìm mồi nhờ một lớp màng đặc biệt ở trong tai. Lớp màng này có khả năng phát hiện được các rung động nhỏ nhất trong nước.

Manh giông thường ăn tôm, ốc sên và các loài vật nhỏ khác ở dưới nước. Chúng tìm mồi nhờ một lớp màng đặc biệt ở trong tai. Lớp màng này có khả năng phát hiện được các rung động nhỏ nhất trong nước.

Manh giông chỉ đẻ trứng 1-2 lần trong vòng 10 năm. Tỉ lệ sinh sản thấp, cũng là một trong những nguyên nhân khiến loài vật này rơi vào danh sách các loài đang bị đe dọa.

Manh giông chỉ đẻ trứng 1-2 lần trong vòng 10 năm. Tỉ lệ sinh sản thấp, cũng là một trong những nguyên nhân khiến loài vật này rơi vào danh sách các loài đang bị đe dọa.

Ngày nay manh giông vẫn là loài bí ẩn, chúng nằm trong danh mục dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do thiếu dữ liệu. Môi trường sống dưới nước của chúng đang bị đe dọa bởi hóa chất gây ô nhiễm.

Ngày nay manh giông vẫn là loài bí ẩn, chúng nằm trong danh mục dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do thiếu dữ liệu. Môi trường sống dưới nước của chúng đang bị đe dọa bởi hóa chất gây ô nhiễm.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/bi-an-ve-loai-rong-non-co-the-song-toi-100-tuoi-post602740.antd
Zalo