Bệnh ung thư đại trực tràng đang có xu hướng 'trẻ hóa'

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Khiên - Tổng Thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, lối sống hiện đại với việc ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, căng thẳng kéo dài là 'ngòi nổ' khiến ung thư đại trực tràng bùng phát mạnh mẽ, đặc biệt ở giới trẻ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Khiên - Tổng Thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam chia sẻ thông tin tại tọa đàm. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Khiên - Tổng Thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam chia sẻ thông tin tại tọa đàm. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phát hiện sớm, tăng tỷ lệ sốnglên đến 93%

Tại tọa đàm “Chiến lược sàng lọc,chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam” do Báo Nhân Dân phôíhợp Viện Công nghệ Phacogen vừa tổ chức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ VănKhiên - Tổng Thư ký Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam cho biết, ung thư đại trựctràng đang là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộngđồng tại Việt Nam.

Theo thống kê Globocan năm 2022,nước ta ghi nhận hơn 16.000 ca mắc mới, và trên 8.400 ca tử vong do căn bệnhnày - xếp thứ 4 về tỷ lệ mắc và thứ 5 về tỷ lệ tử vong trong các loại ung thư.Đáng lưu ý, tỷ lệ bệnh nhân dưới 50 tuổi được chẩn đoán ung thư đại trực tràngđã tăng lên 45% kể từ năm 1995, cho thấy xu hướng trẻ hóa rõ rệt.

“Điều khiến các bác sĩ như chúngtôi trăn trở là xu hướng “trẻ hóa” của căn bệnh này. Không chỉ người cao tuổi, mà cảnhững người trẻ ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, cũng đang trở thành nạn nhân. Lôísống hiện đại với ăn uống thiếu lành mạnh, ít vận động, căng thẳng kéo dài –chính là “ngòi nổ” khiến ung thư đại trực tràng bùng phát mạnh mẽ”, Phó Giáo sưVũ Văn Khiên nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Khiên, căn bệnh nàythường tiến triển âm thầm, gần như không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa sốbệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi xuất hiện các biểu hiện như đau bụng, rối loạntiêu hóa, đi ngoài ra máu. Lúc đó, tổn thương đã ở giai đoạn tiến triển. Thựctế, nhiều ca ung thư được phát hiện tình cờ qua sinh thiết trong nội soi tầmsoát khi bệnh nhân hoàn toàn không nhận biết bất kỳ bất thường nào.

Ở nhóm bệnh nhân trẻ, ung thư đạitrực tràng thường diễn tiến nhanh, khó kiểm soát và ít biểu hiện sớm, khiếnviệc phát hiện càng khó khăn hơn. Nguyên nhân có thể là yếu tố di truyền kếthợp lối sống chưa hợp lý như lạm dụng thức ăn giàu chất béo, hút thuốc lá, thưàcân. Trong khi đó, người lớn tuổi mắc bệnh thường có tiến trình chậm hơn nhưnghay bị che mờ triệu chứng do các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Khiên. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Khiên. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Thông thường, các tổ chức y tếkhuyến nghị những người từ 45 tuổi trở lên nên bắt đầu sàng lọc ung thư đạitrực tràng, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có cáctriệu chứng nghi ngờ. Với những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như người mắcbệnh viêm ruột mạn tính hoặc béo phì, có thể cân nhắc sàng lọc sớm hơn.

Cùng chung nhận định này, PhóGiáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân vàUng bướu (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, trong 5-10 năm trở lại đây, Trung tâm Yhọc hạt nhân và Ung bướu ghi nhận số lượng bệnh nhân đến khám vì nghi ngờ ungthư đại trực tràng ngày càng gia tăng, với độ tuổi mắc bệnh có xu hướng trẻ hơnso với trước đây. Tuy nhiên, đa phần người bệnh thường phát hiện ung thư đạitrực tràng ở giai đoạn muộn - khi đã xuất hiện triệu chứng rõ rệt hoặc biến chứng, làm giảm hiệu quảđiều trị.

“Tầm soát sớm ung thư đại trựctràng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tôi nhận thấy ung thư đại trực tràngthường bắt đầu từ những tổn thương rất nhỏ, như polyp – những ‘hạt giống’ tưởngchừng vô hại nhưng có thể âm thầm tiến triển thành ung thư qua nhiều năm.

Điều đáng lo là khi bệnh đã đếngiai đoạn muộn, chúng tôi thấy các tế bào ung thư xâm lấn sâu vào thành ruột,lan đến hạch bạch huyết, thậm chí di căn xa tới gan hay phổi. Lúc này, cơ hôịđiều trị thành công giảm đi rất nhiều.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Cẩm Phương. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Cẩm Phương. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vì thế việc phát hiện sớm, ngaytừ giai đoạn polyp hoặc ung thư giai đoạn đầu, có thể tăng tỷ lệ sống sót lênđến 93%. Đây chính là lý do vì sao tầm soát là ‘tấm khiên’ mạnh mẽ nhất màchúng ta có thể sử dụng ngay hôm nay”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm CẩmPhương chia sẻ.

Bác sĩ Phương lưu ý những ngươìtrên 50 tuổi và người có yếu tố nguy cơ việc sàng lọc rất quan trọng. Ung thưđại trực tràng mang yếu tố di truyền và tiền sử bệnh tật của gia đình, nên tuyyêù́ tố nguy cơ, có người 40 tuổi đã nên đi nội soi đại trực tràng để được tưvấn kịp thời.

Nhiều kỹ thuật hiện đại điều trịung thư đại trực tràng

Bệnh nhân mắc ung thư đại trựctràng giai đoạn muộn thường có tỷ lệ sống thấp, nhưng với sự tiến bộ trong yhọc, nhiều bệnh nhân vẫn có thể kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượngcuộc sống nhờ các phương pháp điều trị hiện đại: điều trị đích, liệu pháp miễndịch, hóa trị và xạ trị giúp kiểm soát triệu chứng và giảm đau.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các phácđồ điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn được áp dụng linh hoạt dưạtrên chẩn đoán cá thể hóa điều trị, bao gồm các phương pháp như xạ phẫu, điêùtrị đích và liệu pháp miễn dịch. Bệnh viện cũng áp dụng điều trị giảm nhẹ đểcải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Phạm Cẩm Phương, 30%số bệnh nhân đến khám đã ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn. Ở giai đoạnđầu, nhờ phát hiện sớm và cắt bỏ khối u qua nội soi, cơ hội chữa khỏi hoàn toànlà rất cao. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, mục tiêu điều trị chủ yếu là kéo dàisự sống, kiểm soát triệu chứng, nâng cao chất lượng sống và giảm đau với cácphương pháp chăm sóc giảm nhẹ.

Dù vậy, nhờ những tiến bộ trongđiều trị, đặc biệt là cá thể hóa liệu trình cho từng người bệnh, tỷ lệ sốngthêm 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn đã tăng từ 6-12 thánglên 30-40% trong thập kỷ qua.

Phân tích kỹ hơn về những tiến bộcủa công nghệ đã đem lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh,bác sĩ Phương cho biết, trong ung thư đại trực tràng, các công nghệ hiện đạinhư chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)... đóng vai tròquan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh, đặc biệt khi bệnh đang ởgiai đoạn sớm. Những tiến bộ này không chỉ giúp bác sĩ xác định chính xác sựhiện diện của khối u mà còn giúp đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, từ đó đưara quyết định điều trị kịp thời và hiệu quả.

Các diễn giả tham dự tọa đàm "Chiến lược sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các diễn giả tham dự tọa đàm "Chiến lược sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Việt Nam". (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Cùng với đó, các phương pháp điêùtrị mới như liệu pháp gene, liệu pháp miễn dịch và thuốc đích đã mang lại hiêụquả vượt trội so với các phương pháp truyền thống.

Cụ thể, liệu pháp gene giúp sưảchữa hoặc thay thế các gene bị lỗi, mở ra hy vọng cho các bệnh di truyền hoặcung thư; liệu pháp miễn dịch giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để tấncông tế bào ung thư, mang lại kết quả khả quan trong điều trị các loại ung thưnhư ung thư phổi hay melanoma; thuốc đích để nhắm trúng các mục tiêu cụ thểtrên tế bào ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ so với hóa trị hay xạ trị. Nhữngphương pháp này không chỉ tăng hiệu quả điều trị mà còn giúp bệnh nhân phục hôìnhanh hơn, ít chịu ảnh hưởng từ các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Đáng chú ý, nhờ các công nghệ nhưgiải trình tự gene và phân tích dữ liệu lớn, bác sĩ có thể thiết kế phác đồđiều trị phù hợp với đặc điểm di truyền và tình trạng sức khỏe của từng bệnhnhân. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm thiểu tác dụng phụ khôngmong muốn và mang lại kết quả tốt nhất cho từng cá nhân.

Cuối cùng, những tiến bộ trongchẩn đoán và điều trị gần đây đã mang lại giá trị to lớn cho người bệnh, đó làgiảm chi phí điều trị. Bởi chính việc phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quảlà các yếu tố giúp giảm chi phí lâu dài cho bệnh nhân.

Khi bệnh được chẩn đoán ở giaiđoạn đầu, các phương pháp điều trị thường đơn giản hơn, thời gian điều trị ngắnhơn, ít tốn kém hơn và ít gây biến chứng hơn so với khi bệnh đã tiến triểnnặng. Điều này không chỉ giảm gánh nặng tài chính mà còn giúp bệnh nhân duy trìchất lượng cuộc sống tốt hơn.

Cũng liên quan đến các phươngpháp điều trị, bác sĩ Khiên đánh giá, việc điều trị ung thư đại trực tràng cầnphải được tiếp cận toàn diện và đa phương thức. Điều trị hiện nay bao gồm phâũthuật, hóa trị, xạ trị và điều trị nhắm mục tiêu. Sự kết hợp của các phươngpháp này sẽ giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân.

Theo bác sĩ Khiên, việc điều trịung thư đại trực tràng phải tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe củabệnh nhân. Việc phát hiện bệnh sớm giúp cho khả năng điều trị hiệu quả cao hơn,giảm thiểu biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Đồng thời, ông cũngnhấn mạnh sự cần thiết của việc chăm sóc tâm lý cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

“Bệnh nhân ung thư cần được hỗtrợ không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần. Hỗ trợ tâm lý giúp bệnhnhân cảm thấy lạc quan hơn trong quá trình điều trị và phục hồi," ôngKhiên chia sẻ.

Sàng lọc và nâng cao nhận thứccộng đồng là chìa khóa giảm tỷ lệ mắc và tử vong

Tại tọa đàm, các chuyên gia đêùnhất trí cho rằng, ung thư đại trực tràng là một bệnh nguy hiểm nhưng có thểphòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Do đó sàng lọc và nâng caonhận thức cộng đồng là chìa khóa để giảm tỷ lệ mắc và tử vong, đặc biệt tại cáckhu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao và tại các bệnh viện tuyến dưới.

Từ phân tích các số liệu dịch tễvà các chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng đã được triển khai rộng raiỡ̉ các quốc gia phát triển, các chuyên gia cho rằng, chiến lược sàng lọc ung thưđại trực tràng tại Việt Nam nên được định hướng theo 3 trụ cột.

Cụ thể: tăng cường truyền thôngvà giáo dục sức khỏe để giúp cộng đồng hiểu được nên tầm soát đại trực tràng ởđộ tuổi nào theo khuyến cáo; đưa hoạt động sàng lọc lồng ghép vào khám sức khỏeđịnh kỳ tại cơ sở y tế bởi; ưu tiên ứng dụng các phương pháp sàng lọc không xâmlấn như phương pháp xét nghiệm DNA trong phân, dễ triển khai, chi phí hợp lý.

Bác sĩ Phạm Cẩm Phương cũng nêuvấn đề sàng lọc ung thư đại trực tràng là cần thiết nhưng cũng cần tránh lạmdụng. Tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác đã triển khai những góisàng lọc tầm soát tập trung vào một số bệnh ung thư để tránh lạm dụng chỉ địnhxét nghiệm.

Khi đó, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sửbệnh tật, triệu chứng bệnh, tiền sử mắc bệnh, tiền sử gia đình, tiền sử sinhcon… để xem các yếu tố nguy cơ, từ đó đưa ra những khuyến cáo cho người bệnhcần phải thăm khám chuyên sâu bệnh ung thư nào để đưa ra chẩn đoán đúng, trúngvà chính xác.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Đại biểu Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Đại biểu Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩNguyễn Công Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Đại biểu Quốchội khóa XV cũng đồng ý với quan điểm không nên lạm dụng sàng lọc ung thư đạitrực tràng, đặc biệt là người nghèo.

Do đó, bác sĩ phải dựa trên dâúhiệu để chỉ định sàng lọc.Hiện nay, các phương pháp tầm soát và phát hiện sớmung thư đại trực tràng chủ yếu bao gồm nội soi đại tràng; xét nghiệm máu ẩntrong phân (FIT/FOBT); nội soi ảo đại tràng; xét nghiệm DNA đa mục tiêu trongphân và sinh thiết mô nghi ngờ.

Theo nhandan.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/y-te/benh-ung-thu-dai-truc-trang-dang-co-xu-huong-tre-hoa
Zalo