Bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương não tìm niềm vui qua lớp học vẽ đặc biệt

Lớp học vẽ đặc biệt được thành lập 11 năm tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình (TP.HCM). Đây là lớp vẽ miễn phí giúp phục hồi vận động, cải thiện giao tiếp, vực dậy tinh thần cho các bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương não.

Nói về cơ duyên mở lớp vẽ trong Bệnh viện An Bình, Tiến sĩ Lê Khánh Điền, Trưởng khoa Phục hồi chức năng nhớ về khoảng thời gian hơn 10 năm trước. Khi có dịp tìm hiểu về ngành y ở một số quốc gia như Úc, Mỹ, Anh, ông nhận thấy các bệnh viện tại đây thường xuyên tổ chức các lớp mỹ thuật cho bệnh nhân và mang lại hiệu quả tốt. Từ đó, tiến sĩ Lê Khánh Điền đã đem mô hình này về thực hiện tại Việt Nam với hy vọng mang đến những điều tuyệt vời cho bệnh nhân của mình. Đến nay, lớp học vẽ đặc biệt đã hoạt động được 11 năm, chỉ tạm nghỉ trong thời gian xảy ra dịch Covid-19.

Những học viên đến tham gia đều là những người khó giao tiếp, chân tay yếu ớt sau đột quỵ, chấn thương sọ não, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Họ mượn màu sắc, đường nét của hội họa để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của riêng mình.

 Lớp học vẽ đặc biệt được duy trì nhằm hỗ trợ các bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương não phục hồi vận động, cải thiện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, giúp họ vui hơn trong cuộc sống.

Lớp học vẽ đặc biệt được duy trì nhằm hỗ trợ các bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương não phục hồi vận động, cải thiện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, giúp họ vui hơn trong cuộc sống.

Số lượng bệnh nhân đến với lớp học không cố định, có lúc đông, có lúc chỉ có từ 2-3 người đến vẽ tranh. Bởi lẽ các bệnh nhân thường có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp, tim mạch,… nên không thể kỳ vọng tất cả đều đến tham gia đầy đủ.

Tất cả giấy vẽ, bút cọ, màu nước, những dụng cụ cần thiết của lớp vẽ đều được chuẩn bị miễn phí. Người bệnh chỉ việc đến để tham gia và hoàn thành những bức vẽ mình yêu thích.

 Học viên tham gia lớp không phân biệt độ tuổi, có thể là trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi.

Học viên tham gia lớp không phân biệt độ tuổi, có thể là trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi.

Buổi học vẽ diễn ra từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ sáng thứ 6 hàng tuần. Ngoài các y bác sĩ tại khoa, mỗi buổi sẽ có 3 - 4 tình nguyện viên là sinh viên ngành mỹ thuật của Đại học Sài Gòn và Đại học Kiến trúc TP.HCM đến hỗ trợ tại lớp học vẽ đặc biệt này.

 Đến với lớp vẽ, các tình nguyện viên sẽ cùng trò chuyện, chọn ảnh mẫu, chọn màu...giúp các bệnh nhân hoàn thành những bức vẽ một cách tốt nhất.

Đến với lớp vẽ, các tình nguyện viên sẽ cùng trò chuyện, chọn ảnh mẫu, chọn màu...giúp các bệnh nhân hoàn thành những bức vẽ một cách tốt nhất.

Bạn Kiều Nhật Băng, sinh viên ngành Sư phạm mỹ thuật, Trường Đại học Sài Gòn cho biết, thông qua đăng ký tại trường, các sinh viên sẽ đến bệnh viện hỗ trợ các học viên vẽ tranh.

"Chúng em sẽ hướng dẫn mọi người từ những bước đơn giản nhất để hoàn thành một bức tranh, dần về sau sẽ nâng dần các bức tranh có mức độ khó hơn", Nhật Băng chia sẻ.

 Đồng hành cùng lớp vẽ, Nhật Băng cảm thấy hạnh phúc khi các bệnh nhân tham gia hăng say, việc tiếp xúc với hoạt động vẽ ngày một tiến bộ.

Đồng hành cùng lớp vẽ, Nhật Băng cảm thấy hạnh phúc khi các bệnh nhân tham gia hăng say, việc tiếp xúc với hoạt động vẽ ngày một tiến bộ.

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Lê Khánh Điền, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện An Bình, một trong những điều quan trọng của lớp vẽ là mô hình mỹ thuật nhóm. Hiệu quả phục hồi vận động và tính tích cực được lan tỏa hơn khi các y, bác sĩ, tình nguyện viên và người nhà cùng hỗ trợ các bệnh nhân hoàn thành bức tranh của mình.

 Tiến sĩ Lê Khánh Điền chụp ảnh kỷ niệm cùng mẹ con bà Lê Thị Nga (56 tuổi) đã tham gia lớp vẽ 5 tháng tại bệnh viện.

Tiến sĩ Lê Khánh Điền chụp ảnh kỷ niệm cùng mẹ con bà Lê Thị Nga (56 tuổi) đã tham gia lớp vẽ 5 tháng tại bệnh viện.

Tiến sĩ Lê Khánh Điền chia sẻ thêm, lớp học hoàn toàn miễn phí, xuyên suốt 11 năm qua nhờ một mạnh thường quân vẫn âm thầm tài trợ tất cả các dụng cụ vẽ của lớp. Mong muốn bệnh nhân sẽ đến với lớp vẽ nhiều hơn và mô hình này càng ngày sẽ được nhân rộng để các bệnh nhân ở những nơi khác cũng có cơ hội học vẽ.

 Nhờ tham gia lớp vẽ, nhiều bệnh nhân dần cải thiện về giao tiếp, cởi mở hơn với mọi người xung quanh.

Nhờ tham gia lớp vẽ, nhiều bệnh nhân dần cải thiện về giao tiếp, cởi mở hơn với mọi người xung quanh.

 Việc cầm cọ vẽ, tô màu tranh tưởng chừng đơn giản với nhiều người nhưng với bệnh nhân đặc biệt này là cả một quá trình nỗ lực.

Việc cầm cọ vẽ, tô màu tranh tưởng chừng đơn giản với nhiều người nhưng với bệnh nhân đặc biệt này là cả một quá trình nỗ lực.

 Con trai bà Nga khó giao tiếp, khó cử động vì di chứng chấn thương sọ não để lại do tai nạn cách đây 3 năm. Sau thời gian gắn bó với hội họa kết hợp cùng việc điều trị, con trai bà đã nỗ lực giao tiếp, không còn rụt rè, mặc cảm như trước.

Con trai bà Nga khó giao tiếp, khó cử động vì di chứng chấn thương sọ não để lại do tai nạn cách đây 3 năm. Sau thời gian gắn bó với hội họa kết hợp cùng việc điều trị, con trai bà đã nỗ lực giao tiếp, không còn rụt rè, mặc cảm như trước.

"Cứ đến sáng thứ 6 là cậu ấy bảo mẹ cho chuẩn bị đồ đẹp để đi vẽ, mỗi tuần sẽ vẽ một bức tranh. Vui và hạnh phúc nhiều lắm!", bà Nga cho biết,

 Mỗi bệnh nhân luôn cố gắng hoàn thiện hình vẽ của riêng mình một cách tốt nhất. Đây cũng chính là động lực để các bệnh nhân nỗ lực vượt qua bệnh tật, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

Mỗi bệnh nhân luôn cố gắng hoàn thiện hình vẽ của riêng mình một cách tốt nhất. Đây cũng chính là động lực để các bệnh nhân nỗ lực vượt qua bệnh tật, tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống.

 Có thể mỗi bức vẽ không phải là bức vẽ đẹp nhất nhưng lại là bức vẽ giá trị nhất. Tất cả được vẽ nên bằng chính sự cố gắng, nỗ lực của những người bệnh với hy vọng một cuộc sống phía trước sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Có thể mỗi bức vẽ không phải là bức vẽ đẹp nhất nhưng lại là bức vẽ giá trị nhất. Tất cả được vẽ nên bằng chính sự cố gắng, nỗ lực của những người bệnh với hy vọng một cuộc sống phía trước sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

 Mỗi bức vẽ khi hoàn thành giống như một kênh để bệnh nhân diễn tả được suy nghĩ của bản thân mình đến gia đình, bệnh viện.

Mỗi bức vẽ khi hoàn thành giống như một kênh để bệnh nhân diễn tả được suy nghĩ của bản thân mình đến gia đình, bệnh viện.

 Sau giờ vẽ, các y tá cẩn thận sắp xếp lại tranh của bệnh nhân. Các bức tranh nổi bật sẽ được treo ở hành lang của khoa Phục hồi chức năng. Đến cuối năm, khoa sẽ tổ chức triển lãm những tranh vẽ này tại bệnh viện.

Sau giờ vẽ, các y tá cẩn thận sắp xếp lại tranh của bệnh nhân. Các bức tranh nổi bật sẽ được treo ở hành lang của khoa Phục hồi chức năng. Đến cuối năm, khoa sẽ tổ chức triển lãm những tranh vẽ này tại bệnh viện.

 Chị Quách Mỹ Oanh (quận 6, TP.HCM) vui vẻ chụp ảnh cùng hai con sau giờ vẽ.

Chị Quách Mỹ Oanh (quận 6, TP.HCM) vui vẻ chụp ảnh cùng hai con sau giờ vẽ.

Suốt 11 năm qua, việc duy trì lớp học vẽ đặc biệt, phục hồi vận động cho các bệnh nhân tại Bệnh viện An Bình là một hành trình không dễ dàng. Tất cả là tâm huyết của đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện, nhà hảo tâm, các tình nguyện viên và gia đình bệnh nhân.

Theo chia sẻ từ phía khoa, thời gian tới khi đủ điều kiện hơn, lớp học vẽ đặc biệt sẽ mở rộng nhóm đối tượng tham gia, đón tiếp nhiều bệnh nhân hơn nữa đến với lớp vẽ.

THUẬN VĂN- NHẬT DIỄM

Nguồn PLO: https://plo.vn/benh-nhan-sau-dot-quy-chan-thuong-nao-tim-niem-vui-qua-lop-hoc-ve-dac-biet-post806649.html
Zalo