Bên trong nhà thờ Đức Bà Paris trước ngày đón khách

National Geographic công bố loạt hình ảnh đội quân kiến trúc sư và nghệ nhân phục dựng lại nhà thờ sau 5 năm sau hỏa hoạn, chuẩn bị đón khách vào tháng 12 tới.

 Vụ cháy tháng 4/2019 gần như làm sụp đổ nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Sự kiện gây ra cú sốc lớn cho người dân trên khắp hành tinh. 5 năm sau, nhà thờ nổi tiếng - nơi nhà sử học Jacques Hillairet gọi là la maison du peuple (ngôi nhà của nhân dân) - sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7/12 sau dự án trùng tu tập hợp hàng nghìn nghệ nhân chuyên nghiệp, theo National Geographic (Nat Geo). Số lượng khách tham quan dự kiến tăng cao, lên đến 15 triệu người, vượt khoảng 3 triệu người so với con số kỷ lục 12 triệu người/năm (trước khi cháy). Olivier Josse, Tổng thư ký của nhà thờ, cho biết đơn vị đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và dự đoán có khoảng 40.000 người muốn đến thăm công trình mỗi ngày, gấp đôi số khách tham quan trong một ngày tại Versailles hoặc bảo tàng Louvre. Trong ảnh, giàn giáo và bạt trắng phủ phần mái phục vụ quá trình phục dựng gác mái, vòm và trần nhà.

Vụ cháy tháng 4/2019 gần như làm sụp đổ nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Sự kiện gây ra cú sốc lớn cho người dân trên khắp hành tinh. 5 năm sau, nhà thờ nổi tiếng - nơi nhà sử học Jacques Hillairet gọi là la maison du peuple (ngôi nhà của nhân dân) - sẽ mở cửa trở lại vào ngày 7/12 sau dự án trùng tu tập hợp hàng nghìn nghệ nhân chuyên nghiệp, theo National Geographic (Nat Geo). Số lượng khách tham quan dự kiến tăng cao, lên đến 15 triệu người, vượt khoảng 3 triệu người so với con số kỷ lục 12 triệu người/năm (trước khi cháy). Olivier Josse, Tổng thư ký của nhà thờ, cho biết đơn vị đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu và dự đoán có khoảng 40.000 người muốn đến thăm công trình mỗi ngày, gấp đôi số khách tham quan trong một ngày tại Versailles hoặc bảo tàng Louvre. Trong ảnh, giàn giáo và bạt trắng phủ phần mái phục vụ quá trình phục dựng gác mái, vòm và trần nhà.

Một con gà trống bằng đồng mạ vàng (ảnh 1) được thiết kế mới với đôi cánh hình ngọn lửa tô điểm cho đỉnh của ngọn tháp, biểu thị một di tích lịch sử của Pháp trỗi dậy từ đống tro tàn. Cao trên đỉnh tháp chuông (ảnh 2), những đồ trang trí kỳ dị được nhà phục chế thế kỷ 19 Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc thêm vào hướng về phía thành phố. Bức tượng nhô ra là linh vật Le Stryge (ma cà rồng) đang ngồi chống cằm, đôi mắt chiêm nghiệm hướng về thủ đô Paris hoa lệ. Ảnh: Tomas van Houtryve/Nat Geo Collection.

Một con gà trống bằng đồng mạ vàng (ảnh 1) được thiết kế mới với đôi cánh hình ngọn lửa tô điểm cho đỉnh của ngọn tháp, biểu thị một di tích lịch sử của Pháp trỗi dậy từ đống tro tàn. Cao trên đỉnh tháp chuông (ảnh 2), những đồ trang trí kỳ dị được nhà phục chế thế kỷ 19 Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc thêm vào hướng về phía thành phố. Bức tượng nhô ra là linh vật Le Stryge (ma cà rồng) đang ngồi chống cằm, đôi mắt chiêm nghiệm hướng về thủ đô Paris hoa lệ. Ảnh: Tomas van Houtryve/Nat Geo Collection.

 Theo Nat Geo, không có nhà thờ nào quan trọng hơn nhà thờ Đức Bà Paris đối với tín đồ công giáo nước Pháp nói riêng và thậm chí cả thế giới. Công trình kiến trúc đứng sừng sững ở trung tâm thủ đô và cuộc sống Pháp trong hơn 800 năm, là bối cảnh cho các sự kiện lịch sử cả tôn giáo và thế tục. Bức ảnh trên ghi lại cảnh một công nhân đang đổ đồng nóng chảy vào khuôn chuẩn bị đúc bàn thờ mới tại Barthélémy Art, xưởng đúc ở Thung lũng Rhône.

Theo Nat Geo, không có nhà thờ nào quan trọng hơn nhà thờ Đức Bà Paris đối với tín đồ công giáo nước Pháp nói riêng và thậm chí cả thế giới. Công trình kiến trúc đứng sừng sững ở trung tâm thủ đô và cuộc sống Pháp trong hơn 800 năm, là bối cảnh cho các sự kiện lịch sử cả tôn giáo và thế tục. Bức ảnh trên ghi lại cảnh một công nhân đang đổ đồng nóng chảy vào khuôn chuẩn bị đúc bàn thờ mới tại Barthélémy Art, xưởng đúc ở Thung lũng Rhône.

2 tháp chuông lớn của nhà thờ Đức Bà Paris có 10 chiếc chuông bằng đồng bên trong. Chiếc lớn nhất trong số đó được gọi là Emmanuel, treo ở tháp phía nam (đồ vật hiếm hoi không bị hư hại do hỏa hoạn) và được đúc vào những năm 1680 dưới thời Louis XIV. Theo truyền thống vào dịp Giáng sinh hoặc những lễ hội đặc biệt khác, nhạc khí hình ly úp ngược khổng lồ nặng 14 tấn, phần đế rộng gần 274 cm này sẽ được kích hoạt, phát ra âm F thấp. Trong khi đó, 8 chiếc chuông nhỏ hơn ở tháp phía bắc buộc tháo dỡ và làm sạch bụi chì. 2 chiếc khác đã bị hỏng và được khôi phục tại Cornille Havard, một xưởng đúc ở Normandy.

2 tháp chuông lớn của nhà thờ Đức Bà Paris có 10 chiếc chuông bằng đồng bên trong. Chiếc lớn nhất trong số đó được gọi là Emmanuel, treo ở tháp phía nam (đồ vật hiếm hoi không bị hư hại do hỏa hoạn) và được đúc vào những năm 1680 dưới thời Louis XIV. Theo truyền thống vào dịp Giáng sinh hoặc những lễ hội đặc biệt khác, nhạc khí hình ly úp ngược khổng lồ nặng 14 tấn, phần đế rộng gần 274 cm này sẽ được kích hoạt, phát ra âm F thấp. Trong khi đó, 8 chiếc chuông nhỏ hơn ở tháp phía bắc buộc tháo dỡ và làm sạch bụi chì. 2 chiếc khác đã bị hỏng và được khôi phục tại Cornille Havard, một xưởng đúc ở Normandy.

 Tổng giáo phận Paris đã thuê nhà thiết kế Guillaume Bardet (người trong ảnh) để hoàn thành đồ nội thất cho nghi thức phụng vụ ngày mở cửa trở lại, bao gồm bục giảng (bên phải) và bàn thờ (phía sau). Tất cả tác phẩm đều được làm từ đồng và có hình dạng tối giản để gợi lên cảm giác vượt thời gian.

Tổng giáo phận Paris đã thuê nhà thiết kế Guillaume Bardet (người trong ảnh) để hoàn thành đồ nội thất cho nghi thức phụng vụ ngày mở cửa trở lại, bao gồm bục giảng (bên phải) và bàn thờ (phía sau). Tất cả tác phẩm đều được làm từ đồng và có hình dạng tối giản để gợi lên cảm giác vượt thời gian.

Gian giữa nhà thờ được dọn dẹp sạch sẽ và bóng loáng trước thềm ngày mở cửa đón khách. Để vào cổng tham quan, du khách không cần mua vé mà phải đặt chỗ trước trên trang web chính thức. Trong 6 tháng đầu tiên, việc khám phá công trình chỉ dành cho du khách cá nhân. Bên cạnh đó, nhà thờ cũng sẽ ra mắt một ứng dụng di động với thông tin bằng 3 ngôn ngữ (sẽ được tăng lên 6 trong tương lai). Ông Josse khẳng định du khách sẽ phải thốt lên "wow" khi vào bên trong. "Chúng ta sẽ chứng kiến diện mạo nhà thờ Đức Bà chưa từng thấy trước đây," ông nói.

Gian giữa nhà thờ được dọn dẹp sạch sẽ và bóng loáng trước thềm ngày mở cửa đón khách. Để vào cổng tham quan, du khách không cần mua vé mà phải đặt chỗ trước trên trang web chính thức. Trong 6 tháng đầu tiên, việc khám phá công trình chỉ dành cho du khách cá nhân. Bên cạnh đó, nhà thờ cũng sẽ ra mắt một ứng dụng di động với thông tin bằng 3 ngôn ngữ (sẽ được tăng lên 6 trong tương lai). Ông Josse khẳng định du khách sẽ phải thốt lên "wow" khi vào bên trong. "Chúng ta sẽ chứng kiến diện mạo nhà thờ Đức Bà chưa từng thấy trước đây," ông nói.

Bên cạnh không gian nhà thờ chính, các bức tranh trên tường từ thế kỷ XIX tại các nhà nguyện bên cạnh vẫn nguyên vẹn. Chúng đã được làm sạch và phục hồi bằng những nét vẽ tinh xảo. Ảnh 1 là bức họa thánh Mary Magdalene với Chúa Giêsu sau khi Phục sinh.

Bên cạnh không gian nhà thờ chính, các bức tranh trên tường từ thế kỷ XIX tại các nhà nguyện bên cạnh vẫn nguyên vẹn. Chúng đã được làm sạch và phục hồi bằng những nét vẽ tinh xảo. Ảnh 1 là bức họa thánh Mary Magdalene với Chúa Giêsu sau khi Phục sinh.

 Hai chuyên gia đang làm việc để khôi phục các bức tường sơn tại nhà nguyện Saint Ferdinand.

Hai chuyên gia đang làm việc để khôi phục các bức tường sơn tại nhà nguyện Saint Ferdinand.

 Cây thánh giá lớn từ năm 1994 nằm ở phía đông dàn hợp xướng (một trong những đồ trang trí "sống sót" sau vụ hỏa hoạn). Biểu tượng được làm bằng gỗ và phủ bằng lá vàng. Hiện đồ vật vẫn được bọc trong một lớp vỏ bảo vệ trong quá trình trùng tu.

Cây thánh giá lớn từ năm 1994 nằm ở phía đông dàn hợp xướng (một trong những đồ trang trí "sống sót" sau vụ hỏa hoạn). Biểu tượng được làm bằng gỗ và phủ bằng lá vàng. Hiện đồ vật vẫn được bọc trong một lớp vỏ bảo vệ trong quá trình trùng tu.

Phía bên ngoài, để dựng lại phần mái gần chân của ngọn tháp mới, các công nhân sử dụng một cần cẩu cao khoảng 79 m để vận chuyển các tấm ván.

Phía bên ngoài, để dựng lại phần mái gần chân của ngọn tháp mới, các công nhân sử dụng một cần cẩu cao khoảng 79 m để vận chuyển các tấm ván.

 Trong khi đó, những người thợ xây đã tháo những chiếc tượng đầu thú (gargoyle) bị hư hỏng xuống để sửa chữa. Cận ngày đón khách, toàn bộ được đặt cùng với các bản sao mới chờ được đặt vào đúng vị trí.

Trong khi đó, những người thợ xây đã tháo những chiếc tượng đầu thú (gargoyle) bị hư hỏng xuống để sửa chữa. Cận ngày đón khách, toàn bộ được đặt cùng với các bản sao mới chờ được đặt vào đúng vị trí.

Minh Vi

Ảnh: Tomas van Houtryve/Nat Geo Collection

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/ben-trong-nha-tho-duc-ba-paris-truoc-ngay-don-khach-post1512909.html
Zalo