Beauty Blogger Ngọc Lan chỉ ra sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm

Cấp ẩm và khóa ẩm cùng có tác dụng giúp cho làn da trở nên căng mọng nên nhiều người nhầm lẫn đều là dưỡng ẩm, tuy nhiên đây là hai bước chăm sóc da riêng biệt và cần thiết trong quy trình skincare.

Chăm da trong thời tiết hanh khô của mùa Thu Đông

Thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh miền Bắc nói chung đang ở vào thời điểm cuối Thu, đầu Đông. Ở thời gian này, thời tiết mang sự đặc trưng hanh khô, kéo theo đó làn da của chúng ta bị khô hơn bình thường.

Làn da bị khô đồng nghĩa với hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ cùng với các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm khiến da dễ mất nước hơn. Lượng ẩm thoát ra bên ngoài càng nhiều, da càng trở nên thô ráp. Chính vì vậy việc cấp ẩm cho da lúc này là bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da hằng ngày.

Là beauty blogger cũng như là một KOC trong mảng beauty, làm đẹp, bạn trẻ Ngọc Lan đã thay đổi ngay chu trình chăm da khi thời tiết có sự thay đổi. Lan chia sẻ: “Vì thời tiết hanh khô nên da cũng khô hơn bình thường, vì vậy trong thời gian này mình khá quan tâm đến việc cấp đủ ẩm và giữ ẩm cho da. Tuy nhiên, để dưỡng ẩm cho da khô an toàn và hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình chăm sóc da phù hợp cũng như lựa chọn các sản phẩm sở hữu các thành phần dưỡng ẩm an toàn và lành tính.”

Theo chia sẻ của Lan, chu trình chăm da Lan không có nhiều thay đổi, vẫn giữ nguyên chu trình làm sạch, tẩy tế bào chết định kỳ và đặc biệt cấp ẩm và khóa ẩm. Sự khác biệt là các sản phẩm ở thời gian này sẽ ưu tiên những sản phẩm có độ pH phù hợp với độ pH của da, có các dưỡng chất hỗ trợ cấp ẩm, chống khô da. Ngoài ra, cô nàng tiết lộ, một trong những cách dưỡng ẩm giúp da bớt khô hiệu quả chính là đắp mặt nạ.

Đắp mặt nạ không chỉ Lan mà còn được nhiều bạn gái áp dụng bởi vì tính tiện lợi, an toàn và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Các sản phẩm mặt nạ cấp ẩm từ thiên nhiên, chứa các thành phần dưỡng da giúp bổ sung độ ẩm tức thì cho da, giúp làm da đều màu và chăm sóc da tối ưu. Cuối cùng, thoa kem dưỡng ẩm là việc không thể thiếu mỗi tối. Trước khi đi ngủ, Lan chọn thoa kem dưỡng ẩm cho da, như vậy mới hoàn thành một cách toàn diện các bước dưỡng ẩm cho da.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm

Có thể thấy, trong chu trình skincare của Lan có 2 bước là đắp mặt nạ và bôi kem dưỡng. Cùng công dụng là dưỡng ẩm nhưng trên thực tế đây là 2 bước hoàn toàn khác nhau, 1 bên là cấp ẩm và 1 bên khóa ẩm.

Cấp ẩm (hydrating) và khóa ẩm (moisturizing) đều có tác dụng giúp cho làn da trở nên căng mọng và mềm mượt nên nhiều người đồng nhất đó chỉ là một bước dưỡng ẩm. Chính vì sự nhầm lẫn này mà đôi khi việc chăm sóc da không mang lại hiệu quả như ý muốn khi làn da không được dưỡng ẩm đủ do thiếu một trong hai bước trên.

Beauty Blogger Kiều Ngọc Lan chia sẻ: “Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi. Sự cân bằng giữa hai bước cấp ẩm và khóa ẩm quan trọng đối với mọi loại da, nhưng tùy từng vào loại da và tình trạng da sẽ có cách dưỡng khác nhau. Với da khô, không chỉ luôn thiếu ẩm mà khả năng giữ nước cũng rất kém, vì vậy, sau bước cấp nước thì rất nhất thiết phải có một lớp khóa ẩm dày.”

Trên thực tế, chất cấp ẩm thường là các thành phần gốc nước, có dạng lỏng như xịt khoáng hay sữa dưỡng (emulsion), thẩm thấu nhanh và không gây nhờn rít trên da. Tuy nhiên, sau khi cấp ẩm, làn da sẽ vẫn có thể tiếp tục bị mất nước, vì vậy phải có bước tiếp theo là khóa ẩm, giúp củng cố hàng rào lipid của da để hạn chế nước thoát ra khỏi da.

Cơ chế hoạt động của chất khóa ẩm dựa trên việc tạo ra một lớp rào cản giữa da và không khí, mang lại hai ưu điểm quan trọng. Đầu tiên, chúng giữ nước bên trong da, và thứ hai, ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây kích ứng, dị ứng và tác nhân có hại vào da.

Với việc hiểu rõ sự khác nhau giữa cấp ẩm và khóa ẩm, mong rằng bạn sẽ có một quy trình chăm sóc da mang lại hiệu quả như ý muốn.

Nguồn Tuyên Quang: http://baotuyenquang.com.vn/beauty-blogger-ngoc-lan-chi-ra-su-khac-biet-giua-cap-am-va-khoa-am-202597.html
Zalo