Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/2: Giá dầu thế giới quay đầu giảm nhẹ

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.

Ảnh: PetroTimes

Ảnh: PetroTimes

1. Tính đến đầu giờ sáng nay 20/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 72,18 USD/thùng - giảm 0,1%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,83 USD/thùng - giảm 0,28%.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/2, giá dầu tăng nhẹ lên mức cao nhất trong một tuần.

2. Brazil đã gia nhập OPEC+ hai năm sau khi nhóm này gửi lời mời, nhưng tư cách thành viên của nước này sẽ không mang tính ràng buộc đối với việc cắt giảm sản lượng, Bộ trưởng Năng lượng Brazil cho biết.

Brazil hiện là một trong những quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới nhưng nước này có tham vọng vươn lên vị trí thứ tư từ vị trí thứ bảy, với mục tiêu sản lượng là 5,4 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2030.

3. Xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc đã phục hồi trong tháng này sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ vào cuối năm 2024 làm giảm mạnh dòng dầu trong tháng 1.

Theo dữ liệu sơ bộ từ Kpler được Bloomberg trích dẫn, lượng dầu xuất khẩu trung bình của Iran sang khách hàng lớn nhất của nước này trong tháng 2 sẽ đạt mức trung bình 1,74 triệu thùng mỗi ngày. Con số này tăng 86% so với lượng dầu xuất khẩu trong tháng 1.

4. Một trong những sắc lệnh kinh doanh đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức là áp thêm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh nhanh chóng đáp trả bằng cách áp thuế đối với hàng nhập khẩu năng lượng của Mỹ.

Hiệu ứng của việc trả đũa thuế quan này là ngay lập tức, khi các nhà giao dịch năng lượng Trung Quốc bắt đầu chuyển hướng các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang Châu Âu.

5.Theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, bất kể khả năng đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine do Mỹ làm trung gian có cao đến đâu thì bất kỳ động thái nới lỏng lệnh trừng phạt nào đối với Nga cũng khó có thể mang lại sự gia tăng đáng kể về dòng chảy dầu.

Goldman Sachs nhận thấy nguồn cung dầu của Nga ra thị trường bị hạn chế bởi hạn ngạch tự áp đặt do nước này tham gia thỏa thuận OPEC+ chứ không phải do các lệnh trừng phạt.

Bình An

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/ban-tin-nang-luong-quoc-te-202-gia-dau-the-gioi-quay-dau-giam-nhe-724344.html
Zalo