Bài học lịch sử sống động cho thế hệ trẻ

Những nhân chứng lịch sử đã mang đến những câu chuyện xúc động, giúp sinh viên thấu hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình và thống nhất đất nước.

Buổi tọa đàm, gặp gỡ nhân chứng lịch sử. Ảnh: ULAW

Buổi tọa đàm, gặp gỡ nhân chứng lịch sử. Ảnh: ULAW

Ngày 18/4, Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp với Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Câu lạc bộ Giữ lửa truyền thống 22/12/1944 và Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM tổ chức buổi tọa đàm, gặp gỡ nhân chứng lịch sử nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Chương trình thu hút đông đảo sinh viên và các nhân chứng lịch sử tham dự.

 Chương trình thu hút đông đảo sinh viên và các nhân chứng lịch sử tham dự.

Chương trình thu hút đông đảo sinh viên và các nhân chứng lịch sử tham dự.

TS Bùi Trần Quỳnh Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TPHCM – nhấn mạnh: cách đây đúng nửa thế kỷ, dân tộc ta đã khép lại chặng đường lịch sử đau thương, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất.

Ngày 30/4 hằng năm luôn gợi nhắc mỗi người về những trang sử hào hùng và trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong công cuộc dựng xây đất nước.

Thông qua những chia sẻ chân thực của các nhân chứng lịch sử, TS Ngọc kỳ vọng sinh viên sẽ cảm nhận được chiều sâu của lịch sử, từ đó nỗ lực học tập, sống có trách nhiệm, tử tế với cộng đồng và nuôi dưỡng khát vọng cống hiến bằng tri thức và trái tim chân thành.

 Đại biểu và những nhân chứng lịch sử tham gia chương trình.

Đại biểu và những nhân chứng lịch sử tham gia chương trình.

PGS.TS Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM chia sẻ, để có được một Việt Nam phát triển như ngày nay là kết quả của biết bao hy sinh, gian khổ của các thế hệ cha anh.

Từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, quân dân ta đã không ngừng chiến đấu vì độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là bản anh hùng ca bất diệt, minh chứng cho tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn.

Những câu chuyện tại tọa đàm hôm nay chính là bài học lịch sử sinh động để thế hệ trẻ tiếp tục rèn luyện, hoàn thiện bản thân, đóng góp cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tại tọa đàm, các nhân chứng lịch sử đã mang đến nhiều câu chuyện xúc động.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy – người từng chiến đấu tại mặt trận Bình Trị Thiên khốc liệt, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh trên cương vị Phó Tư lệnh Sư đoàn 325 – đã chia sẻ những kỷ niệm không thể nào quên trong hành trình tiến vào giải phóng Sài Gòn và những năm tháng bảo vệ biên cương Tổ quốc tại mặt trận Vị Xuyên sau ngày thống nhất.

 Phi công Trần Văn On - Thành viên Phi đội Quyết Thắng trực tiếp thực hiện trận ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975.

Phi công Trần Văn On - Thành viên Phi đội Quyết Thắng trực tiếp thực hiện trận ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Kế Lâm – nguyên Hiệu trưởng Học viện Hải quân, một người lính hải quân dạn dày trận mạc – đã chia sẻ về vai trò của lực lượng Hải quân Việt Nam trong các chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là hành trình giải phóng các đảo miền Nam, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phi công Trần Văn On – thành viên Phi đội Quyết Thắng, người trực tiếp tham gia trận ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975 – kể lại hành trình trở thành phi công và vinh dự được góp mặt trong chiến công quyết định, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.

 Đại úy Hồ Duy Hùng - Chiến sĩ Quân báo Sài Gòn – Gia Định, phi công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Đại úy Hồ Duy Hùng - Chiến sĩ Quân báo Sài Gòn – Gia Định, phi công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Trong khi đó, câu chuyện của Đại úy Hồ Duy Hùng – chiến sĩ quân báo Sài Gòn – Gia Định, phi công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh và là người thực hiện chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa sau giải phóng – cũng khiến nhiều sinh viên xúc động.

Ông từng bị chính quyền Sài Gòn quy kết là “thủ phạm” trong “Vụ án tản thất quân dụng” năm 1973, gây xôn xao dư luận thời đó. Từ trải nghiệm của mình, ông nhắn nhủ sinh viên hãy luôn giữ tinh thần sẵn sàng dấn thân vì Tổ quốc.

Không chỉ lắng nghe, sinh viên còn bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trước những câu chuyện lịch sử.

 Sinh viên giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử. Ảnh: ULAW

Sinh viên giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử. Ảnh: ULAW

Nguyễn Thị Anh Thư – sinh viên năm 3, khoa Luật Thương mại (Trường Đại học Luật TPHCM) xúc động chia sẻ: "Những câu chuyện về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng, về tinh thần đoàn kết trong kháng chiến đã truyền cho em cảm hứng mạnh mẽ. Em ý thức rõ hơn trách nhiệm của mình không chỉ là học tốt kiến thức chuyên ngành, mà còn cần hiểu rõ lịch sử để trân trọng hiện tại và đóng góp tích cực cho tương lai đất nước".

Lê Mạnh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/bai-hoc-lich-su-song-dong-cho-the-he-tre-post727698.html
Zalo