Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh
Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.
Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
15/09/2024 06:45
Gắn với phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo
Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định nhiệm vụ trọng tâm cần xây dựng, phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai; chủ động ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Thực hiện hiệu quả khả năng chống chịu, nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế, hệ sinh thái trước BĐKH. Chú trọng ứng dụng khoa học, công nghệ, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng gắn với phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Khuyến khích, hỗ trợ, phát triển các dự án theo cơ chế phát triển xanh, sạch, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng carbon thấp, kinh tế tuần hoàn. Khuyến khích các dự án đầu tư mới, các dự án đã đầu tư chuyển đổi, áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính và tham gia các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định, điều kiện, hoạt động…
Ban hành đầy đủ các văn bản về cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, khuyến khích, thu hút sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế cho các hoạt động thích ứng với BĐKH phù hợp với tình hình thực tiễn. Từng bước hiện đại hóa hệ thống liên thông hồ chứa, kênh chuyển nước kín, hình thành hệ thống thủy lợi thông minh, đa mục tiêu, vừa cắt lũ vừa chống hạn hiệu quả… Thu hút đầu tư mới để phát triển các khu công nghiệp giảm phát thải, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong phát triển các khu công nghiệp phát thải ròng bằng “0”; thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp đã có theo hướng sinh thái, bền vững hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0”… Nâng cao khả năng trữ nước, hiệu quả sử dụng nước trong điều kiện BĐKH, ưu tiên cho các vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước, chịu tác động bất lợi của xâm nhập mặn. Tăng hiệu quả quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải, công tác xử lý, tái chế chất thải rắn; áp dụng các biện pháp tiên tiến trong xử lý chất thải, nước thải nhằm giảm phát thải khí mê-tan.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới công nghệ để phát triển các mô hình sản xuất, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, đặc thù có lợi thế, phù hợp với các kịch bản thích ứng với BĐKH, thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ, vật liệu mới có khả năng thích ứng với BĐKH vào đầu tư xây dựng công trình, nhà ở, phát triển mô hình tòa nhà xanh. Xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông qua đập dâng, đập tràn thoát lũ, các công trình giao thông ở các khu vực thường có rủi ro thiên tai cao, dễ bị tổn thương do BĐKH… Nghiên cứu triển khai các chương trình giáo dục, đào tạo tích hợp nội dung về ứng phó BĐKH phù hợp ở các cấp học nhằm nâng cao nhận thức, hành vi của học sinh, sinh viên về thích ứng BĐKH, phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường.
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu
Để Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đạt hiệu quả, Nghị quyết của HĐND tỉnh khẳng định cần xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là chỉ tiêu đánh giá thi đua của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, liên kết, hợp tác trong ứng phó với BĐKH. Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ít chất thải, carbon thấp. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, thích ứng với BĐKH.
Cùng với đó, rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn. Tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương gắn với lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Từng bước đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ số, chuyển đổi số, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác thích ứng BĐKH, giảm nhẹ thiên tai. Chú trọng xã hội hóa, hợp tác, liên kết trong công tác thu hút đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát BĐKH, thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia.