Ai nên chích ngừa cúm?

Tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đều nên chích ngừa cúm. Đặc biệt, người có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm được khuyến cáo chủng ngừa theo lịch.

Nhu cầu tiêm vaccine cúm và phế cầu tại Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua.

Nhu cầu tiêm vaccine cúm và phế cầu tại Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tăng gấp đôi trong vòng 1-2 tháng qua.

Theo BS Bùi Thị Bích Ngọc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm ( Influenza virus) gây ra. Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Cúm có 4 chủng vi rút là A, B, C, D. Tại Việt Nam các chủng cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa tạng dẫn tới tử vong.

Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh và tránh các biến chứng nặng. Hãy cùng tìm hiểu về một số thắc mắc thường gặp về vắc xin phòng cúm:

Vắc xin cúm có thể phòng ngừa được những chủng cúm nào?

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều loại vắc xin cúm được sử dụng, chủ yếu bao gồm vắc xin cúm tam giá và vắc xin cúm tứ giá. Vắc xin tam giá Ivacflu-S phòng được 3 chủng: 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B. Các vắc xin tứ giá (Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra , GC Flu Quadrivalent) phòng được 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B.

Chích vắc xin cúm bao lâu thì có hiệu quả và tiêm chủng rồi có bị mắc cúm nữa không?

Sau chích vắc xin, cơ thể cần thời gian để sản sinh kháng thể chống lại vi rút cúm. Thông thường, vắc xin cúm bắt đầu có hiệu quả sau 2-3 tuần kể từ khi tiêm. Và thời gian bảo vệ của vắc xin có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, do vi rút cúm liên tục biến đổi, vì vậy việc tiêm nhắc hàng năm là cần thiết để duy trì khả năng bảo vệ tốt.

Lưu ý sau chích vắc xin cúm vẫn có thể mắc cúm mùa. Các nguyên nhân có thể là: thời gian để vắc xin phát huy hiệu quả sau chích ngừa chưa đủ, mắc phải chủng cúm không có trong vắc xin, cơ thể không tạo ra kháng thể sau chích ngừa, không chích nhắc lại hàng năm… Tuy nhiên, phần lớn những người bị mắc cúm sau chích ngừa cúm đủ liều sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và giảm tỷ lệ các biến chứng của bệnh so với người chưa tiêm chủng.

Đối tượng nào nên chích ngừa cúm?

Tất cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đều nên chích ngừa cúm. Đặc biệt, người có nguy cơ cao dễ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm được khuyến cáo chủng ngừa theo lịch:

- Người > 65 tuổi

- Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai

- Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi

- Người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, bệnh phổi, thận, ung thư, suy giảm miễn dịch…

- Người tiếp xúc trực tiếp với những người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm cúm

Đã mắc cúm có cần chích ngừa nữa hay không?

Vi rút cúm có nhiều chủng và các chủng cũng có sự biến đổi liên lục vì vậy các chủng cúm trong vắc xin cũng được Tổ chức Y tế thế giới qui định hàng năm để phù hợp với tình hình các chủng cúm đang lưu hành. Vì vậy kể cả đã mắc cúm vẫn nên chích ngừa cúm

Lịch tiêm chủng cúm như thế nào?

- Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó: 2 mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần. Sau đó chích nhắc lại hàng năm

- Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: 1 mũi và chích nhắc lại hàng năm.

Cúm mùa tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi hàng chục ca bệnh được ghi nhận mỗi ngày tại các bệnh viện phía Bắc, nhiều trường hợp diễn tiến nghiêm trọng.

Ngày 17/2, ThS.BS Đinh Thị Bích Thục, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, nói từ tháng 1 đến nay, khoa tiếp nhận khoảng 250 bệnh nhân cúm. Sau Tết, tình hình dịch càng trở nên nghiêm trọng, trung bình mỗi ngày có 10 người đến khám và điều trị vì cúm, cao điểm lên tới gần 40 ca/ngày. Trong số đó, hơn 50% được chẩn đoán mắc cúm A hoặc cúm B và nhiều trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú. Hiện, khoa điều trị nội trú cho hơn 20 người bệnh mắc cúm các loại.

Không chỉ người già, trẻ nhỏ hay người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, hô hấp mãn tính mà ngay cả người trẻ khỏe mạnh cũng có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng nếu chủ quan trước cúm mùa.

Tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, số bệnh nhân cúm trong tháng 1 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024. Bệnh viện Nhi Trung ương, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng ghi nhận tình trạng tương tự.

Hoài Vũ ghi

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/ai-nao-nen-chich-ngua-cum-c2a91561.html
Zalo