Ai là vị vua đầu tiên của Việt Nam đi tiêm vaccine để phòng bệnh ?

Ông là vị vua với câu nói nổi tiếng 'Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ' và cũng là vị vua đậm chất Tây. Ông cũng học đại học tại Pháp.

Trong các vị vua nhà Nguyễn, vua Bảo Đại được biết đến là vị vua đậm chất Tây. Điều ấy dễ hiểu khi ngay từ nhỏ, Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy đã được vua cha Khải Định gửi gắm sang nước Pháp để đào tạo trở thành một vị vua tương lai. Vua Bảo Đại ham săn bắn, ông thích thú một con chó săn. Tuy nhiên con chó này đổ bệnh chết vì bệnh dại. Dù không bị chó cắn nhưng do hay vuốt ve con vật cưng, nên để phòng xa, Vua Bảo Đại đã phải tiêm phòng dại.

Trong các vị vua nhà Nguyễn, vua Bảo Đại được biết đến là vị vua đậm chất Tây. Điều ấy dễ hiểu khi ngay từ nhỏ, Hoàng Thái tử Vĩnh Thụy đã được vua cha Khải Định gửi gắm sang nước Pháp để đào tạo trở thành một vị vua tương lai. Vua Bảo Đại ham săn bắn, ông thích thú một con chó săn. Tuy nhiên con chó này đổ bệnh chết vì bệnh dại. Dù không bị chó cắn nhưng do hay vuốt ve con vật cưng, nên để phòng xa, Vua Bảo Đại đã phải tiêm phòng dại.

Năm 1933, vua Bảo Đại đi tiêm vaccine để phòng bệnh, và đấng quân vương tỏ ra rất tự giác trong vấn đề này để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Năm 1933, vua Bảo Đại đi tiêm vaccine để phòng bệnh, và đấng quân vương tỏ ra rất tự giác trong vấn đề này để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bảo Đại (1913-1997) được cho là con trai duy nhất của vua Khải Định. Thân thế của ông đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà. Năm 1922, ông được tấn phong làm Đông Cung Hoàng Thái Tử. Sau khi vua cha Khải Định qua đời, năm 1926 ông chính thức lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại là vua thứ 13, cũng là vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Tuy làm vua nhưng Bảo Đại hầu như không nắm thực quyền, mọi quyền hành lúc này đều thuộc về chính phủ bảo hộ Pháp.

Bảo Đại (1913-1997) được cho là con trai duy nhất của vua Khải Định. Thân thế của ông đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà. Năm 1922, ông được tấn phong làm Đông Cung Hoàng Thái Tử. Sau khi vua cha Khải Định qua đời, năm 1926 ông chính thức lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại là vua thứ 13, cũng là vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Tuy làm vua nhưng Bảo Đại hầu như không nắm thực quyền, mọi quyền hành lúc này đều thuộc về chính phủ bảo hộ Pháp.

Sau lên ngôi Hoàng đế năm 1926, Bảo Đại giao lại công việc triều chính cho các đại thần rồi sang Pháp theo học trường Sciences Po - một trường về Khoa học chính trị. Trước đó, từ năm 1922 ông đã theo học tại quốc gia này.

Sau lên ngôi Hoàng đế năm 1926, Bảo Đại giao lại công việc triều chính cho các đại thần rồi sang Pháp theo học trường Sciences Po - một trường về Khoa học chính trị. Trước đó, từ năm 1922 ông đã theo học tại quốc gia này.

Sau 10 theo học tại Pháp vua Bảo Đại trở về nước ngày 16/8/1932. Ngay sau đó ông ra đạo dụ tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.

Sau 10 theo học tại Pháp vua Bảo Đại trở về nước ngày 16/8/1932. Ngay sau đó ông ra đạo dụ tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.

Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có. Sau này, bà đi du học ở Pháp. Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và cũng được gửi đi du học ở Pháp từ khi còn bé. Có lẽ cùng chung sự am hiểu về văn hóa Tây phương mà trong một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt, hai người đã gặp và cảm mến nhau. Tuy vậy, cũng có những thông tin cho rằng trước khi có cuộc gặp gỡ ấy, Nguyễn Hữu Thị Lan đã từng gặp Bảo Đại ở con tàu từ Pháp về Việt Nam năm 1932.

Nam Phương Hoàng hậu có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân trong một gia đình rất giàu có. Sau này, bà đi du học ở Pháp. Vua Bảo Đại tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Khải Định và cũng được gửi đi du học ở Pháp từ khi còn bé. Có lẽ cùng chung sự am hiểu về văn hóa Tây phương mà trong một buổi dạ tiệc ở Đà Lạt, hai người đã gặp và cảm mến nhau. Tuy vậy, cũng có những thông tin cho rằng trước khi có cuộc gặp gỡ ấy, Nguyễn Hữu Thị Lan đã từng gặp Bảo Đại ở con tàu từ Pháp về Việt Nam năm 1932.

Những ngày nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chơi quần vợt, trò chuyện qua lại. Chỉ nhờ vài ngày gặp mặt, họ đã nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ rằng cuộc gặp này có sự sắp xếp để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân. Nói về Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại từng tâm sự: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”. Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934 tại điện Kiến Trung.

Những ngày nghỉ dưỡng tại Đà Lạt, Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chơi quần vợt, trò chuyện qua lại. Chỉ nhờ vài ngày gặp mặt, họ đã nảy sinh tình cảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ rằng cuộc gặp này có sự sắp xếp để chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân. Nói về Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại từng tâm sự: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”. Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934 tại điện Kiến Trung.

Nhận được lời cầu hôn từ nhà vua, gia đình bà Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý có điều kiện. Đòi hỏi của nhà gái, Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới. Điều này đã làm cho các quan trong triều không hài lòng bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ mới có 2 trường hợp được phong hoàng hậu khi còn sống. Thêm vào đó - một điều kiện khác - bà Lan được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo. Bảo đại bất chấp tất cả để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan.

Nhận được lời cầu hôn từ nhà vua, gia đình bà Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý có điều kiện. Đòi hỏi của nhà gái, Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới. Điều này đã làm cho các quan trong triều không hài lòng bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ mới có 2 trường hợp được phong hoàng hậu khi còn sống. Thêm vào đó - một điều kiện khác - bà Lan được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo. Bảo đại bất chấp tất cả để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan.

Vua đã từ chối cuộc hôn nhân do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn cho. Người được mẹ chọn cho vua là con của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên) đã chuẩn bị mọi thứ để tiến cung. Thái hậu Từ Cung rất buồn khi ý định của mình bị nhà vua bác bỏ. Cả triều đình như đang dậy sóng. Thế nhưng, mọi toan tính đều thất bại trước sự kiên quyết của Bảo Đại. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời. Ngày 20/3/1934 hôn lễ được cử hành tại Huế. Bốn ngày sau, lễ tấn phong hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương hoàng hậu.

Vua đã từ chối cuộc hôn nhân do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn cho. Người được mẹ chọn cho vua là con của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên) đã chuẩn bị mọi thứ để tiến cung. Thái hậu Từ Cung rất buồn khi ý định của mình bị nhà vua bác bỏ. Cả triều đình như đang dậy sóng. Thế nhưng, mọi toan tính đều thất bại trước sự kiên quyết của Bảo Đại. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời. Ngày 20/3/1934 hôn lễ được cử hành tại Huế. Bốn ngày sau, lễ tấn phong hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương hoàng hậu.

Bà sinh cho vua Bảo Đại 5 người con gồm hoàng thái tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Sau khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, hoàng hậu Nam Phương cùng dọn ra cung An Định, bên bờ sông An Cựu sống. Rời bỏ cuộc sống giàu sang của một bà hoàng, bà dốc sức nuôi dạy các con, tham gia góp vàng bạc, vận động người dân Huế gây quỹ cho chính quyền mới.

Bà sinh cho vua Bảo Đại 5 người con gồm hoàng thái tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Sau khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, hoàng hậu Nam Phương cùng dọn ra cung An Định, bên bờ sông An Cựu sống. Rời bỏ cuộc sống giàu sang của một bà hoàng, bà dốc sức nuôi dạy các con, tham gia góp vàng bạc, vận động người dân Huế gây quỹ cho chính quyền mới.

Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền.

Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền.

Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con. Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Ici Repose l’Imperatrice Nam Phuong Nee Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao 14.11.1913 – 15.9.1963. Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng.”

Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con. Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Ici Repose l’Imperatrice Nam Phuong Nee Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao 14.11.1913 – 15.9.1963. Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng.”

Theo Đỗ Hợp/Tiền Phong

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ai-la-vi-vua-dau-tien-cua-viet-nam-di-tiem-vaccine-de-phong-benh-1587842.html
Zalo