8 thói quen khiến bạn khó giảm cân
Nhiều người tập luyện đều đặn, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tuy nhiên vẫn khó giảm cân. Có nhiều thói quen hàng ngày làm ảnh hưởng tới quá trình này.
1. Khó giảm cân vì thiếu ngủ dai dẳng
Giấc ngủ rất quan trọng trong việc có giảm cân thành công hay không. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu không ngủ đủ giấc (dưới 7 tiếng), cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều ghrelin, một loại hormone chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đói và cảm giác no. Thiếu ngủ cũng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, do đó ngăn cản việc tích trữ chất béo bị phá vỡ vào ban đêm.
Chính vì thế, cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nên thiết lập thói quen ngủ - thức vào một giờ cố định trong ngày.
2. Quá căng thẳng vào buổi sáng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây tăng cân khó kiểm soát. Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết hormon cortisol, gây căng cứng cơ bắp, nhức đầu, khó tiêu... Việc tăng cortisol sẽ kích thích cơ thể thèm ăn và ăn nhiều hơn.
Do đó, để kiểm soát cân nặng và giảm cân, cần giảm căng thẳng và giảm nồng độ cortisol trong máu. Để làm được điều này, mỗi sáng nên uống 1 cốc nước, vận động nhẹ nhàng, tránh ăn đồ ngọt...
3. Uống cà phê ngay sau khi thức dậy
Sau một đêm ngủ, cơ thể thường bị mất nước, nếu ngay lập tức uống một tách cà phê hoặc trà, đồ uống có caffeine có thể dẫn đến giải phóng cortisol, khiến cơ thể thêm căng thẳng, mệt mỏi.
Tốt nhất nên uống 1 cốc nước ấm để tăng cường trao đổi chất, đồng thời giúp giảm sự thèm ăn và thúc đẩy giảm cân, thân hình cân đối.
4. Bỏ qua bữa trưa
Bỏ bữa trưa và làm việc suốt giờ nghỉ sẽ khiến cơ thể tự động giảm mức tiêu thụ năng lượng và làm chậm quá trình đốt cháy chất béo. Hậu quả là giảm hiệu suất, sự tập trung, dễ dẫn đến sai sót trong công việc và tăng nhu cầu ăn uống vào buổi tối.
5. Đi quá ít bước mỗi ngày
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO), tốt nhất nên thực hiện 10.000 bước mỗi ngày để giảm cân, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.
Để đạt được điều này, nên đi cầu thang bộ tại nơi làm việc, ở nhà, đi bộ quanh trụ sở làm việc trong giờ nghỉ, đi bộ quanh khu nhà ở…
6. Không tập luyện sức mạnh
Nghiên cứu cho thấy, chỉ có thể giảm cân thông qua các môn thể thao đòi hỏi sức bền cao. Bằng cách xây dựng khối lượng cơ bắp, cơ thể đốt cháy calo ngay cả khi nghỉ ngơi và do đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo.
Điều này có nghĩa là càng có nhiều cơ bắp thì càng đốt cháy được nhiều mỡ hơn. Khi cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn mức nhận được từ thức ăn, sẽ buộc phải sử dụng lượng mỡ dự trữ, từ đó giúp giảm mỡ, giảm cân nhanh chóng.
7. Ăn thực phẩm có đường
Thực phẩm chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng cân không kiểm soát.
Tốt nhất bạn nên tránh ăn những thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường, chẳng hạn như: Nước ngọt, nước trái cây, bánh ngọt, nước sốt, trái cây khô…
8. Ăn quá ít chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnhcó thể thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên, ít người để ý và sử dụng chúng.
Chất béo kiểm soát sự cân bằng nội tiết tố và giữ cho hormone cân bằng. Nếu không có chất béo lành mạnh thì không thể đạt được hai mục tiêu giảm cân và xây dựng cơ bắp. Các chất béo lành mạnh như omega-3 thúc đẩy sản xuất testosterone, từ đó tác động đến việc xây dựng cơ bắp. Càng có nhiều khối lượng cơ thì cơ thể càng đốt cháy nhiều calo khi nghỉ ngơi.
Nên ăn các loại thực phẩm như bơ, hạnh nhân, quả óc chó, dầu hạt lanh, dầu ô liu, hạt lanh, hạt chia, các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá trích).. và tránh chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa như xúc xích, thịt, pho mát, bơ, mỡ lợn, mỡ cọ, mỡ dừa, đồ nướng và đồ ngọt…