7 lý do khiến bạn ngủ bao nhiêu cũng không đủ, điều số 4 nhiều người mắc mà chẳng ngờ tới

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo khi thức dậy? Đây là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại nhiều áp lực.

Nguyên nhân khiến bạn mệt sau khi thức dậy không chỉ nằm ở số giờ ngủ, mà còn liên quan đến chất lượng giấc ngủ, thói quen sinh hoạt, sức khỏe thể chất và tinh thần.

Dưới đây là 7 lý do phổ biến khiến bạn ngủ bao nhiêu cũng không đủ và số 4 sẽ khiến nhiều người phải giật mình.

Ngủ nhiều không đồng nghĩa với ngủ ngon.

Ngủ nhiều không đồng nghĩa với ngủ ngon.

1. Chất lượng giấc ngủ kém dù thời gian ngủ đủ

Ngủ nhiều không đồng nghĩa với ngủ ngon. Nếu bạn thường xuyên trằn trọc, thức giữa đêm, ngủ nông hoặc dậy mà vẫn thấy uể oải, đó là dấu hiệu cho thấy giấc ngủ không đủ chất lượng. Chỉ khi cơ thể được nghỉ ngơi sâu và không bị gián đoạn, giấc ngủ mới thực sự phát huy vai trò phục hồi thể lực và tinh thần.

2. Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một thực đơn nghèo nàn, thiếu nhóm chất quan trọng như sắt, vitamin B, magie... có thể khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài và buồn ngủ cả ngày dù bạn đã ngủ đủ. Bỏ bữa, ăn lệch nhóm thực phẩm hoặc nạp quá nhiều đường, tinh bột tinh chế đều là những yếu tố âm thầm làm giảm năng lượng.

3. Lối sống ít vận động, lạm dụng thiết bị điện tử

Ngồi nhiều, lười vận động và sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm rõ rệt. Ánh sáng xanh từ màn hình làm ức chế hormone melatonin - yếu tố giúp cơ thể dễ chìm vào giấc ngủ sâu. Hệ quả là sáng hôm sau bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo.

Ngồi nhiều, lười vận động và sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm rõ rệt.

Ngồi nhiều, lười vận động và sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm rõ rệt.

4. Tập thể dục quá mức không đúng cách

Rèn luyện thể thao là thói quen tốt, nhưng tập luyện quá sức mà không có thời gian phục hồi hợp lý lại khiến cơ thể rơi vào trạng thái kiệt quệ. Khi chưa kịp tái tạo năng lượng, dù bạn ngủ nhiều vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ kéo dài.

5. Căng thẳng và lo âu kéo dài

Áp lực công việc, mối quan hệ hay các nỗi lo trong cuộc sống có thể khiến bạn khó ngủ sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm. Khi hệ thần kinh giao cảm luôn trong trạng thái cảnh giác, cơ thể không thể thực sự thư giãn dù đã nằm trên giường 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

Áp lực công việc, mối quan hệ hay các nỗi lo trong cuộc sống có thể khiến bạn khó ngủ sâu.

Áp lực công việc, mối quan hệ hay các nỗi lo trong cuộc sống có thể khiến bạn khó ngủ sâu.

6. Ảnh hưởng từ bệnh lý nền

Một số bệnh như rối loạn tuyến giáp, tiểu đường, trầm cảm, thiếu máu, ngưng thở khi ngủ… có thể làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người đang hóa trị hoặc trong giai đoạn mãn kinh cũng dễ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ do thay đổi nội tiết.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, an thần, giảm đau, lợi tiểu… có thể gây buồn ngủ, uể oải, đặc biệt vào ban ngày. Nếu cảm thấy bất thường khi dùng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh phù hợp.

Cảm giác thiếu ngủ dù đã ngủ đủ giờ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố từ chế độ sinh hoạt, căng thẳng tinh thần đến các vấn đề sức khỏe nền. Lắng nghe cơ thể, điều chỉnh lối sống và nếu cần, hãy tìm đến bác sĩ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu, đủ chất lượng không chỉ là liều thuốc hồi phục thể lực, mà còn là nền tảng cho một tinh thần tỉnh táo, tích cực mỗi ngày.

Quỳnh Hoa

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/song-khoe/7-ly-do-khien-ban-ngu-bao-nhieu-cung-khong-du-so-4-nhieu-nguoi-mac-202505102341131539.html
Zalo