6 dấu hiệu cha mẹ đang thiên vị con cái
Cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh một đứa trẻ, ưu ái đứa trẻ tài năng hơn có thể là những dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang đối xử thiếu công bằng giữa những đứa con của mình.
1. Dành nhiều thời gian hơn với một đứa trẻ: Theo Bright Side, cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho những đứa trẻ nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vì chúng cần sự chăm sóc và giám sát nhiều hơn. Ngoài ra, trong các trường hợp đặc biệt như trẻ bị bệnh, trẻ khuyết tật, việc dành nhiều thời gian cho một đứa trẻ cũng là điều hợp lý. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho một đứa trẻ vì cảm thấy chúng là phiên bản nhỏ hơn của mình. Cha mẹ nên cố gắng cân bằng và giải thích rõ với trẻ rằng việc dành nhiều thời gian cho đứa trẻ khác là do những lý do đặc biệt, chứ không phải vì họ không yêu thương con mình. Ảnh: Freepik.
2. Con đầu lòng cảm thấy bị bỏ rơi: Khi em bé thứ hai chào đời, con đầu lòng có thể cảm thấy bị "soán ngôi" và bị bỏ rơi. Nếu cha mẹ dành quá nhiều sự quan tâm và bảo vệ cho em bé mới, đứa trẻ có thể cảm thấy ghen tị, lo lắng và bám dính lấy cha mẹ. Để thu hút sự chú ý và tình cảm của cha mẹ, đứa trẻ lớn có thể trở nên ngoan ngoãn, vâng lời và cố gắng làm hài lòng cha mẹ hơn trước. Ảnh: Pexels.
3. Ưu ái đứa trẻ tài năng hơn: Khi một đứa trẻ thể hiện tài năng vượt trội, cha mẹ có thể vô tình dành nhiều sự quan tâm và khen ngợi cho con đó hơn. Điều này có thể dẫn đến việc các con còn lại cảm thấy bị bỏ rơi hoặc thiếu sự chú ý. Mặc dù đứa trẻ tài năng cần được khuyến khích và hỗ trợ, nhưng cha mẹ cũng cần đảm bảo rằng các con còn lại cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và có giá trị. Ảnh: Pexels.
4. Cảm thấy thoải mái hơn khi ở cạnh một đứa trẻ: Cha mẹ có thể yêu thương cả hai con như nhau, nhưng đôi khi họ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi ở bên một đứa. Điều quan trọng là cha mẹ cần đảm bảo rằng cả hai con đều được yêu thương và quan tâm. Nếu một con cảm thấy mình không được yêu thương bằng con còn lại, điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và sự phát triển tâm lý của trẻ. Ảnh: Freepik.
5. Thường xuyên đứng về phía một đứa trẻ: Theo một nghiên cứu, cha mẹ thường thiên vị con út và đứng về phía con út nhiều hơn trong một cuộc tranh cãi với anh chị em của mình. Điều này có thể xuất phát từ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi con út lớn lên, cha mẹ vẫn có xu hướng bảo vệ và ủng hộ con út nhiều hơn so với các anh chị em lớn, điều này có thể dẫn đến tình trạng bất công và cảm giác bị bỏ rơi ở các con lớn. Ảnh: Freepik.
6. Nói về một đứa trẻ nhiều hơn: Theo iMom, cha mẹ thiên vị có xu hướng ưu ái đứa con đó có sở thích hoặc tài năng phù hợp với sở thích hoặc tài năng của chính họ. Họ có thể dành nhiều thời gian để nói về đứa trẻ này. Ví dụ, nếu con gái yêu thích nhạc kịch, cha mẹ tích cực hỗ trợ trong việc theo đuổi đam mê, nhưng không dành sự quan tâm, ủng hộ cho đứa trẻ thích bóng đá. Điều này có thể khiến đứa con thích bóng đá cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được công nhận. Ảnh: Freepik.