5 vitamin và khoáng chất tốt nhất cho sức khỏe phổi

Sức khỏe phổi có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, một số chất gây kích ứng, nhiễm trùng, lối sống… Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời tăng cường sức khỏe phổi.

Một số vitamin và khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm... giúp tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe phổi.

1. Vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của phế nang, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu. Phế nang là những túi nhỏ trong phổi, nơi oxy và carbon dioxide được trao đổi từ máu trong quá trình thở. Vitamin A giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó, hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Vitamin A có trong các loại thực phẩm như cá, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng như rau lá xanh, màu cam và vàng, các sản phẩm từ cà chua và trái cây.

Vitamin A có nhiều trong thực phẩm tự nhiên.

Vitamin A có nhiều trong thực phẩm tự nhiên.

2. Vitamin C

Vitamin C, một loại vitamin tan trong nước, có đặc tính chống oxy hóa. Việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh phổi.

Căng thẳng oxy hóa là tình trạng khi cơ thể có sự mất cân bằng giữa các hợp chất có hại được gọi là gốc tự do (do tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và các nguồn khác) và các hợp chất có lợi được gọi là chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các gốc tự do gây ra tác hại.

Một đánh giá cho thấy vitamin C có thể làm giãn cơ ở khí quản, giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn, làm giảm tỷ lệ mắc, giảm thời gian bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường.

Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau quả: Cam, ổi, dâu tây, cà chua, súp lơ xanh, rau lá xanh…

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất có thể cần dùng các chất bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung.

3. Vitamin D

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, có đặc tính chống viêm.

Thiếu hụt vitamin D gây ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của nhiều bệnh hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và viêm phổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin D có thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là các bệnh hen suyễn hoặc COPD.

Có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc các thực phẩm tự nhiên. Vitamin D có nhiều trong thịt của các loại cá béo (cá hồi, cá trích...), lòng đỏ trứng, hải sản, sữa, nấm...

4. Vitamin A

Nghiên cứu cho thấy, vitamin A có thể phục hồi, tăng cường tái tạo niêm mạc phổi, đồng thời duy trì chức năng của các tế bào màng nhầy bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây bệnh trong không khí.

Do đó, việc bổ sung vitamin A rất có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh phổi. Vitamin A có nhiều trong gan động vật (đặc biệt là gan bò), dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông…

5. Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 có tác dụng chống lại phản ứng viêm do ô nhiễm không khí hoặc các chất kích thích khác trong phổi. Bổ sung axit béo omega-3 có thể làm giảm tác động bất lợi của ô nhiễm không khí lên phổi.

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nồng độ axit béo omega-3 cao hơn trong cơ thể có liên quan đến việc giảm nguy cơ suy giảm chức năng phổi.

Axit béo omega-3 là chất béo không bão hòa đa có trong nhiều loại cá, một số loại hạt và các dạng thực phẩm bổ sung.

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung.

Cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung.

6. Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất có thể cần dùng các chất bổ sung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, cần lưu ý:

- Cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung.

- Không tự ý bổ sung vitamin và khoáng chất khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Mặc dù là vitamin và khoáng chất, nhưng cũng có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nếu dùng quá liều. Do đó, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi dùng vitamin và khoáng chất, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe phổi, nên lưu ý:

- Tập thể dục thường xuyên giúp phổi khỏe mạnh hơn và cung cấp nhiều oxy hơn cho máu.

- Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá: Hút thuốc có thể khiến việc hít thở trở nên khó khăn hơn và gây viêm phổi.

- Uống đủ nước: Duy trì đủ nước có thể giúp lớp niêm mạc phổi mỏng hơn, giúp thở dễ hơn.

- Hít thở sâu cải thiện chức năng phổi và sức bền.

- Khám sức khỏe định kỳ để được khám và hướng dẫn cách phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp duy trì chức năng hô hấp và phổi ở mức tối ưu.

- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng có thể cung cấp cho cơ thể tất cả các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác cần thiết để bảo vệ phổi, giúp phổi hoạt động tốt nhất.

5 loại thực phẩm bà bầu cần bổ sung để con khỏe mạnh, thông minh

DS. Hoàng Vân

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/5-vitamin-va-khoang-chat-tot-nhat-cho-suc-khoe-phoi-169241014082056179.htm
Zalo