5 loại thực phẩm thân thiện với bệnh đái tháo đường
Với các gợi ý dưới đây, người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát bệnh mà không phải bỏ qua những món ăn ưa thích.
Nội dung
1. Ngũ cốc nóng
2. Khoai lang nghiền
3. Bí spaghetti thân thiện với bệnh đái tháo đường
4. Rau củ nướng
5. Táo nướng
Tiến sĩ Athena Philis-Tsimikas - Phó Chủ tịch của Viện nghiên cứu bệnh Đái tháo đường Sripps Whittier (California, Hoa Kỳ) cho biết: Chìa khóa để kiểm soát bệnh đái tháo đường thành công là lên kế hoạch trước và duy trì môi trường ăn uống lành mạnh. Thực hiện một vài thay đổi có thể tạo ra sự khác biệt lớn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chỉ cần thay thế một vài nguyên liệu đơn giản là có thể biến những món ăn thông thường thành những bữa ăn phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường và cả gia đình cùng thưởng thức. Sau đây là một số gợi ý từ Tiến sĩ Athena:
1. Ngũ cốc nóng
Làm ấm cơ thể vào buổi sáng lạnh giá với một bát ngũ cốc nguyên hạt nóng. Yến mạch lát mỏng, ngũ cốc nguyên hạt luôn là lựa chọn tốt, những thực phẩm này chứa lượng chất xơ dồi dào giúp no lâu hơn dù là bữa sáng hay bữa trưa.

Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống.
Gạo lứt rất ngon khi rắc thêm một ít đường nâu và một ít sữa ít béo. Quinoa giàu protein và chất xơ, là một lựa chọn thay thế tốt khác. Các loại ngũ cốc ít được biết đến, chẳng hạn như lúa mạch cũng là những lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng.
Để tăng thêm hương vị và độ giòn, hãy thêm protein vào sữa chua Hy Lạp, sữa ít béo, hạnh nhân hoặc quả óc chó, thêm lát táo, quả mọng, trái cây sấy khô hoặc quế.
2. Khoai lang nghiền
Khoai tây nghiền là món ăn phổ biến cho mọi lứa tuổi nhưng vì khoai tây giàu carbohydrate nên sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Kelly Barger, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu bệnh Đái tháo đường Scripps Whittier cho biết: Khi thay thế khoai tây nghiền bằng khoai lang nghiền cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn và có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều.
Điều này có nghĩa là lượng đường trong máu có thể tăng chậm hơn khi sử dụng khoai lang so với khoai tây trắng. Khoai lang thường có hương vị đậm hơn khoai tây trắng, vì vậy có thể bỏ qua bơ và kem chua. Hãy thử nghiền khoai lang với một ít dầu ô liu để thêm hương vị. Khoai lang cũng có thể thay thế khoai tây trắng trong các món ăn nhẹ như khoai lang nướng và bánh khoai lang.
3. Bí spaghetti thân thiện với bệnh đái tháo đường
Carbohydrate đơn giản trong mì ống trắng có thể tăng lên nhanh chóng, vì vậy thay vì mì ống trắng, hãy thay thế bằng bí spaghetti. Bí sợi mì hay bí spaghetti là loại quả bên trong ruột có nhiều sợi dài và mỏng, giống những sợi mì. Khi nấu chín, bí spaghetti có thể tách thành những sợi dài giống như mì ống. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn thay thế ít carbohydrate cho mì ống truyền thống.
Một cốc bí spaghetti chỉ chứa khoảng 10 g carbohydrate. Nướng hoặc hấp bí cho đến khi chín, sau đó múc phần ruột ra và rưới nước sốt lên trên để có bữa trưa hoặc bữa tối no bụng. Hãy nhớ rằng các loại sốt làm từ cà chua thường ít chất béo và calo hơn so với các loại sốt kem hoặc pho mát.

Bí spaghetti là lựa chọn thay thế mì ống tốt cho người bệnh đái tháo đường.
4. Rau củ nướng
Rau nướng có thể là món ăn thay thế lành mạnh và ngon miệng cho các món ăn nhẹ ít dinh dưỡng hoặc đồ chiên rán. Trong thời tiết lạnh, một số loại rau nướng phổ biến nhất là bông cải xanh, súp lơ, cải Brussels và tỏi.
Nướng những loại rau này sẽ làm nổi bật hương vị của chúng. Trộn hoặc xịt nhẹ dầu ô liu, trải chúng ra trên khay, cho vào lò nướng cho đến khi giòn ở bên ngoài và mềm ở bên trong và nêm gia vị nếu cần. Có thể thêm một vài miếng bí hoặc khoai lang nhưng hãy lưu ý đến lượng carbohydrate cao hơn.
5. Táo nướng
Táo thường là món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ dễ làm và thỏa mãn, cung cấp vị ngọt mà không cần thêm đường. Hãy thử nướng táo nguyên quả hoặc thái lát. Tiến sĩ Tsimikas cho biết: Táo là một loại trái cây rất tốt để bổ sung cho người đái tháo đường. Chỉ số đường huyết GI của táo là 39, thuộc nhóm IG thấp (<55). Không chỉ vậy, táo có chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa,... đem lại nhiều lợi ích như bổ sung nhiều vi chất cần thiết, cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát đường huyết hiệu quả.