4 bước tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết

Theo quy định pháp luật, tiền thưởng tết thuộc nhóm thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây là các bước tính thuế thu nhập cá nhân với tiền thưởng tết.

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng Tết

Tiền thưởng tết được coi là thu nhập từ tiền lương, tiền công và phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC có nội dung bị bãi bỏ bởi Khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cách tính thuế TNCN đối với tiền thưởng tết như sau:

Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế trong tháng:

Tổng thu nhập chịu thuế = Tiền lương + Tiền thưởng Tết + Các khoản thu nhập chịu thuế khác.

Bước 2: Xác định các khoản được giảm trừ:

- Giảm trừ gia cảnh: 11 triệu đồng/tháng cho bản thân và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc (Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).

- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo (nếu có).

Bước 3: Tính thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.

Bước 4: Tính số thuế TNCN phải nộp:

Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần theo 7 bậc thuế suất từ 5% đến 35% để tính số thuế phải nộp.

Người lao động nhận được lương tháng 13 hay không phải căn cứ vào quy chế thưởng của công ty do người sử dụng lao động quyết định. Ảnh minh họa: T.N

Người lao động nhận được lương tháng 13 hay không phải căn cứ vào quy chế thưởng của công ty do người sử dụng lao động quyết định. Ảnh minh họa: T.N

Cách tính thưởng tết nào được sử dụng phổ biến tại doanh nghiệp hiện nay?

Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, không yêu cầu doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 cho người lao động, cũng như không quy định mức thưởng lương tháng 13 như thế nào nên sẽ do doanh nghiệp chủ động.

Như vậy, người lao động nhận được lương tháng 13 hay không phải căn cứ vào quy chế thưởng của công ty do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Có thể tham khảo 2 cách tính được sử dụng phổ biến tại doanh nghiệp sau đây:

Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình

- Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:

Mức lương tháng 13 = Tiền lương trung bình 12 tháng

Ví dụ:

Lương từ tháng 1/2024 - 10/2024 là 10.000.000 đồng/tháng. Từ tháng 11/2024 là 12.000.000 đồng/tháng.

- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:

Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc trong năm tính thưởng/12 x tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc

Ví dụ:

Làm việc từ tháng 5/2024 - 12/2024 (7 tháng), mức lương là 8.000.000 đồng/tháng.

Mức lương tháng 13

Mức lương tháng 13: (7 tháng/12 tháng) x 8.000.000 đồng = 4.600.000 đồng.

Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12

Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12, cụ thể:

Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12

Ví dụ: Làm việc từ tháng 1/2024 - 11/2024 với mức lương là 10.000.000 đồng, từ tháng 12/2024, tăng mức lương lên 12.000.000 đồng.

Như vậy, mức lương tháng 13 là 12.000.000 đồng.

L.Vũ (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-buoc-tinh-thue-thu-nhap-ca-nhan-doi-voi-tien-thuong-tet-172250116125348091.htm
Zalo