2 thi thể ôm nhau trong đống tàn tro núi lửa, kết quả DNA sau 2.000 năm khiến tất cả ngã ngửa

Sự thật về hai thi thể đang ôm nhau trong thảm họa Pompeii đã phần nào được sáng tỏ.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, những giai thoại được thêu dệt dần được sáng tỏ. Mới đây, những bằng chứng từ DNA liên quan đến các nạn nhân trong thảm họa Pompeii đã được một nhóm nhà khoa học và khiến nhiều người ngã ngửa.

Sự thật về “Hai cô gái”

Theo nhiều tài liệu lịch sử, “thảm họa Pompeii” diễn ra vào năm 79 sau công nguyên, tức cách đây gần 2.000 năm. Khi núi lửa phun trào, một lớp dung nham cao đến 6m đã tràn xuống, chôn vùi hàng chục nạn nhân xấu số. Những câu chuyện liên quan đến thảm kịch này được đưa vào nhiều cuốn sách, thậm chí được các đạo diễn giàu trí tưởng tượng tại Hollywood dựng thành phim.

Nổi tiếng nhất trong số các giai thoại liên quan đến Pompeii là về hai thi thể được tìm thấy đang ôm nhau dưới nền đất. Dưới tác động của dung nham núi lửa, hai thi thể này đã được bao bọc bởi một lớp dung nham còn tồn tại cho đến ngày nay.

 Hai thi thể ôm nhau được tìm thấy ở Pompeii

Hai thi thể ôm nhau được tìm thấy ở Pompeii

Bức tượng này được biết đến với tên gọi “Hai cô gái”. Suốt thời gian dài, nhiều người lầm tưởng và cho rằng đây là hình ảnh một người mẹ đang ôm con để bảo vệ giữa thời khắc sinh tử và tạo ra “cái ôm vĩnh cửu”.

Thế nhưng khi xét nghiệm DNA, các nhà khoa học phát hiện cả hai thi thể đều là đàn ông. Cả hai thi thể này cũng không có quan hệ huyết thống. “Điều đó đã bác bỏ những thêu dệt từ lâu liên quan đến chúng”, nhóm khám nghiệm cho biết.

Vậy nếu không phải là hai mẹ con đang ôm nhau, họ là ai? Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết của mình.

“Đó có thể là người hầu hoặc nô lệ, hoặc là con của người hầu và nô lệ cùng sống chung trong gia đình của chủ nhân”, chuyên gia Alissa Mittnik đến từ Viện nghiên cứu Max Planck - thành viên trong nhóm nghiên cứu - nêu giả thuyết. “Tất nhiên, chúng tôi không biết câu chuyện chính xác là gì. Chúng tôi cũng không biết danh tính thật của họ và mối quan hệ của họ là gì”.

 Hai thi thể ôm nhau được xác định là của những người đàn ông

Hai thi thể ôm nhau được xác định là của những người đàn ông

Bí ẩn chờ lời giải đáp

Bên cạnh đưa ra sự thật về “Hai cô gái”, các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu về các nạn nhân khác. Những mẫu DNA được lấy từ các bộ phận thi thể còn sót lại cũng được mang đi phân tích kỹ lưỡng,

Các nhà khoa học hy vọng có thể xác định được giới tính, nguồn gốc và mối quan hệ huyết thống (nếu có) giữa các thi thể bị vùi lấp.

Nhóm nghiên cứu cho rằng các nhân là hậu duệ của những người di cư đến từ khu vực phía đông Địa Trung Hải, một số khu vực vùng tại Bắc Phi. Tiến hành phục dựng, các chuyên gia dự đoán các nạn nhân có da ngăm, tóc đen. Hai người được xác định có màu mắt nâu.

“Những phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa trong việc giải thích dữ liệu khảo cổ học, giúp con người biết thêm về xã hội cổ đại. Chúng tôi có thể bác bỏ một số câu chuyện thêu dệt trước đây. Đồng thời, các nghiên cứu mở ra các giả thuyết khác về việc họ thực sự là ai”, chuyên gia Mittnik nói thêm.

 Thi thể được tìm thấy ở Pompeii

Thi thể được tìm thấy ở Pompeii

Địa điểm nơi “Hai cô gái” được phát hiện là tại một ngôi nhà có tên “căn hộ của chiếc vòng vàng” cùng với 2 thi thể khác. Tên gọi này xuất phát từ việc các nhà khảo cổ phát hiện chiếc vòng vàng trên tay của một thi thể. Điều này làm dấy lên đồn đoán thi thể này là nữ, đang ôm con. 2 thi thể còn lại là 2 thành viên khác của gia đình.

Tuy nhiên từ DNA, Mittnik cùng các đồng nghiệp phát hiện ra cả 4 thi thể đều là nam và không liên quan đến nhau.

Lúc này, những vấn đề xung quanh thảm họa Pompeii vẫn đang được khám phá bởi các nhà khoa học. Tất nhiên, một số bí mật có thể không bao giờ được giải mã. Nhưng ít nhất, có những điều đã được đưa ra ánh sáng, như chuyện về “Hai cô gái”.

 Hình ảnh mô phỏng thảm họa tại Pompeii

Hình ảnh mô phỏng thảm họa tại Pompeii

Theo Daily Mail

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/2-thi-the-om-nhau-trong-dong-tan-tro-nui-lua-ket-qua-dna-sau-2000-nam-khien-tat-ca-nga-ngua-172241111072310819.htm
Zalo