Bí ẩn bức tượng bán thân trong ngôi đền cổ Ai Cập

Trong cuộc khai quật tại địa điểm được gọi là Taposiris Magna ở Ai Cập, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích một đền thờ cổ. Bên dưới một bức tường có bức tượng bán thân nghi tạc Nữ hoàng Cleopatra VII.

Một bức tượng bán thân được các nhà khảo cổ phát hiện bên dưới bức tường của ngôi đền cổ. Đền cổ này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại địa điểm được gọi là Taposiris Magna ở Ai Cập.

Một bức tượng bán thân được các nhà khảo cổ phát hiện bên dưới bức tường của ngôi đền cổ. Đền cổ này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại địa điểm được gọi là Taposiris Magna ở Ai Cập.

Theo nhóm nghiên cứu, bức tượng bán thân đó có thể khắc họa Cleopatra VII - Nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập từng đem lòng yêu Julius Caesar và Mark Antony.

Theo nhóm nghiên cứu, bức tượng bán thân đó có thể khắc họa Cleopatra VII - Nữ hoàng nổi tiếng Ai Cập từng đem lòng yêu Julius Caesar và Mark Antony.

Bức tượng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc gương mặt của một phụ nữ đội vương miện hoàng gia.

Bức tượng được làm bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc gương mặt của một phụ nữ đội vương miện hoàng gia.

Kathleen Martinez, một nhà khảo cổ học dẫn đầu nhóm Ai Cập -Dominica đang khai quật địa điểm này, tin rằng bức tượng tạc Nữ hoàng Cleopatra VII - nhà cai trị cuối cùng của triều đại Ptolemaic. Bà hoàng nổi tiếng Ai Cập này chào đời vào khoảng năm 69 trước Công nguyên và qua đời vào khoảng năm 30 trước Công nguyên.

Kathleen Martinez, một nhà khảo cổ học dẫn đầu nhóm Ai Cập -Dominica đang khai quật địa điểm này, tin rằng bức tượng tạc Nữ hoàng Cleopatra VII - nhà cai trị cuối cùng của triều đại Ptolemaic. Bà hoàng nổi tiếng Ai Cập này chào đời vào khoảng năm 69 trước Công nguyên và qua đời vào khoảng năm 30 trước Công nguyên.

Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ khác suy đoán bức tượng bán thân đó không khắc họa hình ảnh Nữ hoàng Cleopatra VII. Thay vào đó, pho tượng có thể tạc chân dung một công chúa hoặc một phụ nữ trong hoàng gia Ai Cập thời cổ đại.

Tuy nhiên, một số nhà khảo cổ khác suy đoán bức tượng bán thân đó không khắc họa hình ảnh Nữ hoàng Cleopatra VII. Thay vào đó, pho tượng có thể tạc chân dung một công chúa hoặc một phụ nữ trong hoàng gia Ai Cập thời cổ đại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, ông Zahi Hawass - người không tham gia vào cuộc khai quật trên cho hay bức tượng bán thân đó có thể được tạo ra sau thời gian trị vì của Nữ hoàng Cleopatra VII.

Cựu Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, ông Zahi Hawass - người không tham gia vào cuộc khai quật trên cho hay bức tượng bán thân đó có thể được tạo ra sau thời gian trị vì của Nữ hoàng Cleopatra VII.

Ngoài bức tượng bán thân, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 337 đồng tiền cổ. Trong số này có nhiều đồng tiền in hình Nữ hoàng Cleopatra VII. Đèn dầu, nhẫn bằng đồng, bùa hộ mệnh... cũng được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Taposiris Magna.

Ngoài bức tượng bán thân, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 337 đồng tiền cổ. Trong số này có nhiều đồng tiền in hình Nữ hoàng Cleopatra VII. Đèn dầu, nhẫn bằng đồng, bùa hộ mệnh... cũng được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Taposiris Magna.

Theo các chuyên gia, những hiện vật mới khai quật là một phần của "kho dự trữ nền móng" của ngôi đền. Người Ai Cập thời cổ đại thường chôn một số hiện vật giá trị trước khi họ bắt đầu xây dựng một công trình quan trọng như đền thờ. Nơi chôn cất những hiện vật này đó được gọi là "kho dự trữ nền móng". Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Theo các chuyên gia, những hiện vật mới khai quật là một phần của "kho dự trữ nền móng" của ngôi đền. Người Ai Cập thời cổ đại thường chôn một số hiện vật giá trị trước khi họ bắt đầu xây dựng một công trình quan trọng như đền thờ. Nơi chôn cất những hiện vật này đó được gọi là "kho dự trữ nền móng". Ảnh: Egyptian Ministry of Tourism and Antiquities.

Mời độc giả xem video: Bức tượng hú hét hàng đêm và sự thật chẳng ngờ phía sau.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bi-an-buc-tuong-ban-than-trong-ngoi-den-co-ai-cap-2061697.html
Zalo