1 doanh nghiệp Hà Tĩnh đầu tư hơn 400 tỷ đồng cho thiết bị công nghệ

Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh (Hà Tĩnh) đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi tự động, được lập trình qua hệ thống máy tính với chi phí chuyển giao công nghệ hơn 400 tỷ đồng.

 Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh thành lập năm 2020 (đăng ký hồ sơ bổ sung doanh nghiệp lần 2 vào tháng 7/2024) tại Cụm công nghiệp Nam Hồng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh). Công ty đang đầu tư triển khai xây dựng dự án Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh có công suất sản xuất 18.720 tấn/năm, với số vốn gần 600 tỷ đồng; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026.

Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh thành lập năm 2020 (đăng ký hồ sơ bổ sung doanh nghiệp lần 2 vào tháng 7/2024) tại Cụm công nghiệp Nam Hồng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh). Công ty đang đầu tư triển khai xây dựng dự án Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh có công suất sản xuất 18.720 tấn/năm, với số vốn gần 600 tỷ đồng; dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026.

 Trong đó, chi phí chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị mới (thực hiện trong 3 giai đoạn) hơn 400 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí chuyển giao công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc, thiết bị mới (thực hiện trong 3 giai đoạn) hơn 400 tỷ đồng.

 Hai hệ thống máy móc thiết bị quan trọng nhất đối với công ty là dây chuyền cung bông, máy chải và máy kéo sợi OE. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với 2 loại thiết bị này, công ty lựa chọn 2 nhà cung cấp nổi tiếng là Truetzschler (Đức) và Saurer (Thụy Sỹ).

Hai hệ thống máy móc thiết bị quan trọng nhất đối với công ty là dây chuyền cung bông, máy chải và máy kéo sợi OE. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với 2 loại thiết bị này, công ty lựa chọn 2 nhà cung cấp nổi tiếng là Truetzschler (Đức) và Saurer (Thụy Sỹ).

 Công nghệ kéo sợi OE là công nghệ ngắn nhất trong các công nghệ kéo sợi. Công nghệ này giảm thiểu vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, điều hòa không khí, giảm thiểu điện năng tiêu thụ và ít phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân. Công nghệ kéo sợi OE phù hợp xu thế phát triển bền vững, thân thiện môi trường do phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu tái sinh (recycle) hơn các công nghệ kéo sợi khác.

Công nghệ kéo sợi OE là công nghệ ngắn nhất trong các công nghệ kéo sợi. Công nghệ này giảm thiểu vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, điều hòa không khí, giảm thiểu điện năng tiêu thụ và ít phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân. Công nghệ kéo sợi OE phù hợp xu thế phát triển bền vững, thân thiện môi trường do phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu tái sinh (recycle) hơn các công nghệ kéo sợi khác.

 Sản phẩm đầu ra được công ty kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng nhờ việc trang bị nhiều máy thí nghiệm hiện đại để kiểm tra điểm dày, điểm mỏng trên thân sợi (dựa vào các thông số kiểm tra, máy sẽ tính toán biến thiên độ đồng đều trên thân sợi).

Sản phẩm đầu ra được công ty kiểm tra rất kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng nhờ việc trang bị nhiều máy thí nghiệm hiện đại để kiểm tra điểm dày, điểm mỏng trên thân sợi (dựa vào các thông số kiểm tra, máy sẽ tính toán biến thiên độ đồng đều trên thân sợi).

 Nhà máy đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, từng bước thay đổi kỹ năng sản xuất công nghiệp cho người lao động; thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và tăng tỷ trọng công nghiệp của địa phương; tạo ra sản phẩm sợi OE đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của địa phương.

Nhà máy đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, từng bước thay đổi kỹ năng sản xuất công nghiệp cho người lao động; thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và tăng tỷ trọng công nghiệp của địa phương; tạo ra sản phẩm sợi OE đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu, góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của địa phương.

 Sản phẩm sợi OE của doanh nghiệp phục vụ ngành công nghiệp dệt may trong và ngoài nước; cung cấp nguyên liệu cho thị trường dệt vải, tạo ra các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tất yếu của con người.

Sản phẩm sợi OE của doanh nghiệp phục vụ ngành công nghiệp dệt may trong và ngoài nước; cung cấp nguyên liệu cho thị trường dệt vải, tạo ra các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tất yếu của con người.

 Năm 2024, doanh thu công ty đạt hơn 200 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu năm 2025 ước đạt 350 tỷ đồng. Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất mặt hàng sợi chất lượng cao, đáp ứng các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo quy định các nghĩa vụ đối với Nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường… (mỗi năm dự kiến đóng góp ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng tiền thuế).

Năm 2024, doanh thu công ty đạt hơn 200 tỷ đồng. Kế hoạch doanh thu năm 2025 ước đạt 350 tỷ đồng. Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất mặt hàng sợi chất lượng cao, đáp ứng các thị trường Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan... Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ theo quy định các nghĩa vụ đối với Nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội, môi trường… (mỗi năm dự kiến đóng góp ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng tiền thuế).

 Đặc biệt, Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh đang nỗ lực tham gia chuỗi cung ứng xanh toàn cầu. Được biết, hiện nay, trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.

Đặc biệt, Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh đang nỗ lực tham gia chuỗi cung ứng xanh toàn cầu. Được biết, hiện nay, trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng xanh toàn cầu.

Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ đồng bộ, hiện đại; đây là yếu tố quyết định để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư và hoàn thiện các tiêu chí phát triển xanh đáp ứng tiêu chuẩn châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển.

Sở KH&CN luôn đồng hành và hỗ trợ Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong chuyển giao, ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Riêng với Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh, Sở đang đề xuất tỉnh hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết số 95/2022/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển KH&CN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.

Thời gian tới, chúng tôi mong muốn và kỳ vọng có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đưa công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển thị trường KH&CN, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp KH&CN,… góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Giám đốc Sở KH&CN Bùi Quang Hoàn

Video: Quy trình sản xuất hiện đại trong Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh.

Dương Chiến

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/1-doanh-nghiep-ha-tinh-dau-tu-hon-400-ty-dong-cho-thiet-bi-cong-nghe-post280893.html
Zalo