Xuyên đêm thông hầm trên cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Những tốp công nhân luân phiên nhau làm việc ngày đêm đẩy nhanh tiến độ hầm xuyên núi, góp phần đưa cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh về đích đúng tiến độ.

Trung tuần tháng 11, hơn 1.000 kỹ sư công nhân cùng gần 360 đầu máy, thiết bị vẫn miệt mài tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, tăng tốc các hạng mục trên đại công trường dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Trong ảnh: Công nhân gia cố mái cơ hầm số 2.

Trung tuần tháng 11, hơn 1.000 kỹ sư công nhân cùng gần 360 đầu máy, thiết bị vẫn miệt mài tranh thủ những ngày thời tiết thuận lợi, tăng tốc các hạng mục trên đại công trường dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Trong ảnh: Công nhân gia cố mái cơ hầm số 2.

Theo báo cáo, hiện tại, dự án đã được bàn giao gần 55km trên tổng số hơn 93km mặt bằng. Trên toàn công địa, 36 mũi thi công đang được triển khai. Trong ảnh: gần 18h, công nhân và ca trưởng các ca trao đổi công việc trước khi bắt đầu một ca làm việc mới trong đêm tại công trình hầm số 2.

Theo báo cáo, hiện tại, dự án đã được bàn giao gần 55km trên tổng số hơn 93km mặt bằng. Trên toàn công địa, 36 mũi thi công đang được triển khai. Trong ảnh: gần 18h, công nhân và ca trưởng các ca trao đổi công việc trước khi bắt đầu một ca làm việc mới trong đêm tại công trình hầm số 2.

Cái rét đầu đông vùng cao không làm chùn khí thế lao động của những người làm cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Cái rét đầu đông vùng cao không làm chùn khí thế lao động của những người làm cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Sương đêm tràn xuống phủ khắp vùng núi Cao Bằng. Nhưng bước vào trong hầm, giá rét nhường chỗ cho sức nóng hầm hập từ máy móc và tinh thần khẩn trương của các công nhân. Quá trình đào hầm được tiến hành theo các bước: khoan, nổ mìn, bốc xúc đất đá, dựng khung vì và phun bê tông. Để hoàn thành mỗi chu kỳ công đoạn này, cần khoảng 13 giờ liên tục.

Sương đêm tràn xuống phủ khắp vùng núi Cao Bằng. Nhưng bước vào trong hầm, giá rét nhường chỗ cho sức nóng hầm hập từ máy móc và tinh thần khẩn trương của các công nhân. Quá trình đào hầm được tiến hành theo các bước: khoan, nổ mìn, bốc xúc đất đá, dựng khung vì và phun bê tông. Để hoàn thành mỗi chu kỳ công đoạn này, cần khoảng 13 giờ liên tục.

Khu vực vùng núi Đông Bắc có địa chất phức tạp nên việc thi công được nhà thầu triển khai rất thận trọng. Ông Nguyễn Vân Lượng, Chỉ huy trưởng hầm 2 phía Tây chia sẻ, tiến độ đào hầm chịu ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất. Với nền địa chất phức tạp của vùng núi Đông Bắc, tốc độ đào hầm đạt trung bình từ 2 - 6 mét dài (md) mỗi ngày.

Khu vực vùng núi Đông Bắc có địa chất phức tạp nên việc thi công được nhà thầu triển khai rất thận trọng. Ông Nguyễn Vân Lượng, Chỉ huy trưởng hầm 2 phía Tây chia sẻ, tiến độ đào hầm chịu ảnh hưởng bởi điều kiện địa chất. Với nền địa chất phức tạp của vùng núi Đông Bắc, tốc độ đào hầm đạt trung bình từ 2 - 6 mét dài (md) mỗi ngày.

Sau khi khoan, thợ mìn bố trí dây dẫn thuốc nổ. Trung bình mỗi ống hầm trải qua 2-3 lần kích nổ mỗi ngày tùy vào tiến độ đào.

Sau khi khoan, thợ mìn bố trí dây dẫn thuốc nổ. Trung bình mỗi ống hầm trải qua 2-3 lần kích nổ mỗi ngày tùy vào tiến độ đào.

Công nhân kiểm tra các mối nối dây dẫn thuốc nổ. Tùy vào điều kiện địa chất, lượng thuốc nổ sẽ được cân nhắc phù hợp với những lần nổ dài hoặc ngắn.

Công nhân kiểm tra các mối nối dây dẫn thuốc nổ. Tùy vào điều kiện địa chất, lượng thuốc nổ sẽ được cân nhắc phù hợp với những lần nổ dài hoặc ngắn.

Trước khi kích nổ, thợ nổ mìn cẩn trọng soi đèn từng lỗ khoan. Đây là công đoạn quan trọng để đảm bảo vụ nổ diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất.

Trước khi kích nổ, thợ nổ mìn cẩn trọng soi đèn từng lỗ khoan. Đây là công đoạn quan trọng để đảm bảo vụ nổ diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất.

Sau khi nổ mìn, công nhân gia công neo tạo ô, dựng vì trước khi phun bê tông gia cố vỏ hầm.

Sau khi nổ mìn, công nhân gia công neo tạo ô, dựng vì trước khi phun bê tông gia cố vỏ hầm.

Tại dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Tập đoàn Đèo Cả áp dụng phương pháp đào hầm NATM “hệ Đèo Cả” giúp rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả thi công hầm. Đại diện nhà thầu cho biết, các ca làm việc được tổ chức luân phiên khoa học, vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động, vừa tối ưu hiệu suất thi công.

Tại dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Tập đoàn Đèo Cả áp dụng phương pháp đào hầm NATM “hệ Đèo Cả” giúp rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả thi công hầm. Đại diện nhà thầu cho biết, các ca làm việc được tổ chức luân phiên khoa học, vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động, vừa tối ưu hiệu suất thi công.

Giữa ca làm việc, công nhân được bồi dưỡng bữa phụ nạp thêm năng lượng. Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 93km, tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư đứng đầu liên danh thực hiện dự án giai đoạn 1. Trên tuyến chính có tổng cộng 4 hầm và 2 hầm ở tuyến nhánh.

Giữa ca làm việc, công nhân được bồi dưỡng bữa phụ nạp thêm năng lượng. Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có chiều dài hơn 93km, tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả là nhà đầu tư đứng đầu liên danh thực hiện dự án giai đoạn 1. Trên tuyến chính có tổng cộng 4 hầm và 2 hầm ở tuyến nhánh.

Nam Khánh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/xuyen-dem-thong-ham-tren-cao-toc-dong-dang-tra-linh-192241112194037714.htm
Zalo