Xem tàu hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam đối phó Bão số 5

Bão số 5 diễn biến cực kỳ phức tạp đổ bộ lên miền Trung nước ta. Đứng trước tình hình đó, bên cạnh việc giúp đỡ ngư dân neo đậu tàu bè và tránh trú bão an toàn, các lực lượng quân sự của ta cũng nhanh chóng cơ động các tàu thuyền về khu vực đã được bố trí.

Tại thành phố Đà Nẵng, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 5, từ rất sớm, cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng, các đơn vị quân sự trên khu vực địa bàn thành phố đã phối hợp nhanh chóng giúp đỡ ngư dân khẩn trương neo đậu tàu bè vào khu vực an toàn, chằng chống lại nhà cửa và vận chuyển các đồ đạc cần thiết. Đến chiều ngày 17/9, Đà Nẵng và các tỉnh miền trung lân cận cơ bản đã làm xong công tác chuyển bị ứng phó bão. Ảnh: Công an Đà Nẵng giúp ngư dân vận chuyển thuyền lên bờ - Nguồn: Báo Đà Nẵng.

Tại thành phố Đà Nẵng, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 5, từ rất sớm, cán bộ chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng, các đơn vị quân sự trên khu vực địa bàn thành phố đã phối hợp nhanh chóng giúp đỡ ngư dân khẩn trương neo đậu tàu bè vào khu vực an toàn, chằng chống lại nhà cửa và vận chuyển các đồ đạc cần thiết. Đến chiều ngày 17/9, Đà Nẵng và các tỉnh miền trung lân cận cơ bản đã làm xong công tác chuyển bị ứng phó bão. Ảnh: Công an Đà Nẵng giúp ngư dân vận chuyển thuyền lên bờ - Nguồn: Báo Đà Nẵng.

Bộ đội biên phòng Đà Nẵng phối hợp cùng tàu của cảnh sát đường thủy, dân quân,… đã ra biển từ rất sớm để hướng dẫn hàng trăm tàu cá ngư dân của thành phố cũng như các tỉnh lân cận đang hoạt động gần khu vực vào âu thuyền Thọ Quang để tránh trú an toàn. Dù ngư dân ở đây có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với bão tuy vậy mọi việc đều không hề được chủ quan. Ảnh: Tàu của bộ đội biên phòng hướng dẫn ngư dân vào neo đậu - Nguồn: Báo Đà Nẵng.

Bộ đội biên phòng Đà Nẵng phối hợp cùng tàu của cảnh sát đường thủy, dân quân,… đã ra biển từ rất sớm để hướng dẫn hàng trăm tàu cá ngư dân của thành phố cũng như các tỉnh lân cận đang hoạt động gần khu vực vào âu thuyền Thọ Quang để tránh trú an toàn. Dù ngư dân ở đây có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với bão tuy vậy mọi việc đều không hề được chủ quan. Ảnh: Tàu của bộ đội biên phòng hướng dẫn ngư dân vào neo đậu - Nguồn: Báo Đà Nẵng.

Bên cạnh việc neo đậu tàu ngư dân, một điều đặc biệt là tàu chiến của Vùng 3 Hải quân, tàu của Chi đội Kiểm ngư số 3 và Vùng Cảnh sát biển 2 cũng di chuyển nối đuôi nhau từ Quân cảng Tiên Sa vào trong luồng nội thủy để tránh trú bão, tạo ra một cảnh tượng hiếm thấy. Ảnh: Đội hình tàu hỗn hợp của Hải quân, Cảnh sát biển và Kiểm ngư di chuyển thành hàng đi tránh trú bão.

Bên cạnh việc neo đậu tàu ngư dân, một điều đặc biệt là tàu chiến của Vùng 3 Hải quân, tàu của Chi đội Kiểm ngư số 3 và Vùng Cảnh sát biển 2 cũng di chuyển nối đuôi nhau từ Quân cảng Tiên Sa vào trong luồng nội thủy để tránh trú bão, tạo ra một cảnh tượng hiếm thấy. Ảnh: Đội hình tàu hỗn hợp của Hải quân, Cảnh sát biển và Kiểm ngư di chuyển thành hàng đi tránh trú bão.

Quân cảng Tiên Sa vùng 3 Hải quân là cảng nhà của Lữ đoàn tàu pháo - tên lửa 172, Lữ đoàn tàu quét mìn 161 và các tàu của Chi đội Kiểm ngư số 3. Đây là cảng nước sâu tốt hàng đầu Việt Nam. Tiên Sa từng là nơi tập trung những vốn liếng đầu tiên, mạnh nhất của Hải quân Việt Nam như tàu tên lửa 1241RE, tàu tên lửa Osa hay tàu phóng lôi Turya,… Ảnh: Quân cảng Vùng 3 Hải quân nhìn từ trên cao - Nguồn: Ảnh chụp màn hình VTV.

Quân cảng Tiên Sa vùng 3 Hải quân là cảng nhà của Lữ đoàn tàu pháo - tên lửa 172, Lữ đoàn tàu quét mìn 161 và các tàu của Chi đội Kiểm ngư số 3. Đây là cảng nước sâu tốt hàng đầu Việt Nam. Tiên Sa từng là nơi tập trung những vốn liếng đầu tiên, mạnh nhất của Hải quân Việt Nam như tàu tên lửa 1241RE, tàu tên lửa Osa hay tàu phóng lôi Turya,… Ảnh: Quân cảng Vùng 3 Hải quân nhìn từ trên cao - Nguồn: Ảnh chụp màn hình VTV.

Tuy nhiên, các tàu neo đậu tại Quân cảng Tiên Sa không sử dụng cầu cảng để cập mạn tàu mà chỉ cập lái vào cầu tàu, nghĩa là mũi tàu hướng ra ngoài và đuôi tàu sẽ cố định vào cầu tàu. Điểm thuận lợi của kiểu neo này là có thể xuất phát tàu rất nhanh trong trường hợp tác chiến khẩn cấp, tuy nhiên điểm hạn chế là đòi hỏi trình độ của người lái tàu rất cao cũng như khi bão lớn, gió to, các tàu đậu hàng ngang song song dễ va chạm vào nhau. Ảnh: Cận cảnh đội hình tàu mặt nước của Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân tại Tiên Sa - Nguồn: Ảnh chụp màn hình VTV.

Tuy nhiên, các tàu neo đậu tại Quân cảng Tiên Sa không sử dụng cầu cảng để cập mạn tàu mà chỉ cập lái vào cầu tàu, nghĩa là mũi tàu hướng ra ngoài và đuôi tàu sẽ cố định vào cầu tàu. Điểm thuận lợi của kiểu neo này là có thể xuất phát tàu rất nhanh trong trường hợp tác chiến khẩn cấp, tuy nhiên điểm hạn chế là đòi hỏi trình độ của người lái tàu rất cao cũng như khi bão lớn, gió to, các tàu đậu hàng ngang song song dễ va chạm vào nhau. Ảnh: Cận cảnh đội hình tàu mặt nước của Lữ đoàn 172 Vùng 3 Hải quân tại Tiên Sa - Nguồn: Ảnh chụp màn hình VTV.

Do đó, mỗi khi có tin bão sẽ đổ bộ vào khu vực, các tàu của Vùng 3 Hải quân neo đậu tại Tiên Sa sẽ nhanh chóng cơ động di chuyển đến khu vực tránh trú bão ở sâu bên tranh luồng nước nội thủy, gần âu tàu Thọ Quang và nhà máy đóng tàu Sông Thu để đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như tàu bè xung quanh. Ảnh: Tàu Kiểm ngư của Chi đội Kiểm ngư số 3 cơ động di chuyển đến nơi tránh trú.

Do đó, mỗi khi có tin bão sẽ đổ bộ vào khu vực, các tàu của Vùng 3 Hải quân neo đậu tại Tiên Sa sẽ nhanh chóng cơ động di chuyển đến khu vực tránh trú bão ở sâu bên tranh luồng nước nội thủy, gần âu tàu Thọ Quang và nhà máy đóng tàu Sông Thu để đảm bảo an toàn cho phương tiện cũng như tàu bè xung quanh. Ảnh: Tàu Kiểm ngư của Chi đội Kiểm ngư số 3 cơ động di chuyển đến nơi tránh trú.

Tại khu vực neo đậu tránh bão được đã bố trí các phao nổi màu cam, được nối với một ụ bê tông đặt dưới đáy sông giúp tàu sau khi cố định vào phao nổi sẽ không bị kéo đi trước sóng gió lớn. Khoảng cách giữa các phao nổi được sắp xếp với khoảng cách hợp lý để cho dù tàu có bị kéo sang bất cứ hướng nào cũng không va vào nhau. Ảnh: Các tàu Hải quân và Cảnh sát biển đang dần cố định vào phao nổi chống bão.

Tại khu vực neo đậu tránh bão được đã bố trí các phao nổi màu cam, được nối với một ụ bê tông đặt dưới đáy sông giúp tàu sau khi cố định vào phao nổi sẽ không bị kéo đi trước sóng gió lớn. Khoảng cách giữa các phao nổi được sắp xếp với khoảng cách hợp lý để cho dù tàu có bị kéo sang bất cứ hướng nào cũng không va vào nhau. Ảnh: Các tàu Hải quân và Cảnh sát biển đang dần cố định vào phao nổi chống bão.

Ảnh: Tàu tên lửa Osa và tàu Kiểm ngư KN-750 nối đuôi nhau vào khu vực tránh trú.

Ảnh: Tàu tên lửa Osa và tàu Kiểm ngư KN-750 nối đuôi nhau vào khu vực tránh trú.

Số lượng các tàu quân sự di chuyển tránh trú bão với con số rất lớn, xen lẫn trong luồng nước nội thủy là tàu cá của ngư dân di chuyển, do đó công tác bảo đảm an toàn cho phương tiện và con người của cả quân đội lẫn nhân dân đều được đặt lên hàng đầu. Các tàu phải tuân thủ quy định về hàng và tốc độ, cùng với đó là nhanh nhẹn xử lý các tình huống phát sinh để tránh các nguy hiểm không đáng có. Ảnh: Đội hình tàu Kiểm ngư di chuyển vào nơi tránh bão.

Số lượng các tàu quân sự di chuyển tránh trú bão với con số rất lớn, xen lẫn trong luồng nước nội thủy là tàu cá của ngư dân di chuyển, do đó công tác bảo đảm an toàn cho phương tiện và con người của cả quân đội lẫn nhân dân đều được đặt lên hàng đầu. Các tàu phải tuân thủ quy định về hàng và tốc độ, cùng với đó là nhanh nhẹn xử lý các tình huống phát sinh để tránh các nguy hiểm không đáng có. Ảnh: Đội hình tàu Kiểm ngư di chuyển vào nơi tránh bão.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân, quân đội ta cũng đặc biệt chú trọng về công tác đảm bảo an toàn cho phương tiện, khí tài tác chiến, tạo điều kiện tốt nhất để giữ gìn vũ khí, khí tài. Ảnh: Đội hình tàu liên hợp tiến vào khu vực neo đậu.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân, quân đội ta cũng đặc biệt chú trọng về công tác đảm bảo an toàn cho phương tiện, khí tài tác chiến, tạo điều kiện tốt nhất để giữ gìn vũ khí, khí tài. Ảnh: Đội hình tàu liên hợp tiến vào khu vực neo đậu.

Video Bão số 5 đổ bộ vào đất liền, một số địa phương đã ghi nhận một số thiệt hại - Nguồn: VTV24

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xem-tau-hai-quan-kiem-ngu-canh-sat-bien-viet-nam-doi-pho-bao-so-5-1436651.html
Zalo