Xe ga Vespa 2025 - Thời trang hay khoản đầu tư đắt đỏ?

Không chỉ có giá bán cao, Vespa cũng là thương hiệu xe máy thường xuyên bị người tiêu dùng tố tốn xăng, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa đắt đỏ nhất Việt Nam.

Video: Vespa Sprint sau 10 năm có tốn kém, hay lỗi như lời đồn?

Ngày 15/5 vừa qua, Piaggio Việt Nam chính thức giới thiệu phiên bản mới của hai dòng xe tay ga cao cấp Vespa Primavera và Vespa Sprint. Cả hai đều có những điều chỉnh nhỏ về thiết kế và trang bị, trong khi mức giá niêm yết tiếp tục leo thang, dao động từ 80 đến hơn 104 triệu đồng, tăng thêm từ 2,2 đến 6,2 triệu đồng so với thế hệ trước.

Thiết kế tinh chỉnh, công nghệ giữ nguyên

Ở phiên bản 2025, cả Vespa Primavera và Sprint đều không thay đổi đáng kể về kết cấu, động cơ hay tính năng vận hành. Xe vẫn sử dụng động cơ i-Get làm mát bằng gió cưỡng bức, với hai lựa chọn dung tích 124,5cc và 154,8cc, công suất lần lượt là 10,6 mã lực và 12,3 mã lực. Mức tiêu hao nhiên liệu duy trì ở mức 2,4–2,58 lít/100km, một con số không nổi bật so với các đối thủ Nhật Bản.

 Vespa Primavera và Vespa Sprint 2025 tại VIệt Nam có giá bán từ 80 đến hơn 104 triệu, tăng thêm từ 2,2 đến 6,2 triệu đồng.

Vespa Primavera và Vespa Sprint 2025 tại VIệt Nam có giá bán từ 80 đến hơn 104 triệu, tăng thêm từ 2,2 đến 6,2 triệu đồng.

Cập nhật chính nằm ở phần ngoại hình như: Đồng hồ analog kết hợp màn hình LCD, cổng sạc USB, kết nối Vespa MIA, họa tiết yên xe và dải màu mới, cảm biến nghiêng (Roll Over Sensor) hỗ trợ tắt máy khi xe bị đổ.

Về bản chất, những cập nhật này thiên về thẩm mỹ và tiện ích nhẹ, không ảnh hưởng đến khả năng vận hành cốt lõi. Tuy nhiên, mức giá niêm yết lại có sự thay đổi lớn, đặc biệt khi so với các năm trước.

Giá bán đắt đỏ nhất phân khúc

Chỉ vài năm trước, một chiếc Vespa Sprint bản tiêu chuẩn có giá khoảng 75 triệu đồng. Hiện nay, bản cao nhất đã vượt mốc 104 triệu đồng, tiệm cận các mẫu xe mô tô phân khối lớn hoặc xe ga trung và cao cấp như Honda SH350i (khoảng 150 triệu), Yamaha XMax 300 (130 triệu).

 Việc giữ nguyên nền tảng kỹ thuật trong khi đẩy giá bán lên cao khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn về giá trị thực sự mà họ nhận lại.

Việc giữ nguyên nền tảng kỹ thuật trong khi đẩy giá bán lên cao khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn về giá trị thực sự mà họ nhận lại.

Một số chuyên gia nhận định: “Vespa không còn định vị mình là một phương tiện di chuyển tiện dụng. Họ đang xây dựng hình ảnh thương hiệu như một món đồ thời trang, biểu tượng của phong cách sống Ý, điều đó khiến họ có lý do để tăng giá, bất chấp cải tiến kỹ thuật không nhiều."

Tuy nhiên, việc giữ nguyên nền tảng kỹ thuật trong khi đẩy giá bán lên cao khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn về giá trị thực sự mà họ nhận lại.

Chi phí bảo dưỡng cao, giá trị bán lại thấp

Không chỉ có giá bán cao, Vespa cũng là thương hiệu thường bị phản ánh là tốn kém về mặt bảo dưỡng và sửa chữa so với mặt bằng xe ga tại Việt Nam.

Anh LTH, chủ một garage chuyên sửa xe ga cao cấp tại Hà Nội chia sẻ: “Chi phí sửa Vespa thường cao hơn từ 30–50% so với xe Nhật. Lý do là phụ tùng đắt, thời gian đặt hàng lâu, và thiết kế thân vỏ nguyên khối khiến việc tháo lắp tốn nhiều công.”

 Không chỉ có giá bán cao, Vespa cũng là thương hiệu thường bị phản ánh là tốn kém về mặt bảo dưỡng và sửa chữa so với mặt bằng xe ga tại Việt Nam.

Không chỉ có giá bán cao, Vespa cũng là thương hiệu thường bị phản ánh là tốn kém về mặt bảo dưỡng và sửa chữa so với mặt bằng xe ga tại Việt Nam.

Một số chi phí cụ thể được thợ sửa xe tiết lộ: Thay nồi – bố ba càng: từ 2,5 đến 4 triệu, IC hoặc cảm biến động cơ từ 3–6 triệu đồng, sơn dàn áo (do thân vỏ liền khối) 5–8 triệu đồng, đồng hồ LCD hoặc đèn pha LED từ 3–7 triệu đồng

Xe Vespa thường yêu cầu bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của hãng, trung bình từ 3.000–5.000 km tùy hạng mục. Việc không thực hiện đúng chu kỳ bảo trì có thể làm giảm hiệu quả làm mát, hoặc dẫn đến trục trặc ở hệ thống điện và cảm biến. Ngoài ra, do cấu trúc thiết kế đặc thù và phụ tùng chính hãng có giá cao, chi phí sở hữu dài hạn của Vespa thường cao hơn đáng kể so với các dòng xe tay ga phổ thông cùng tầm giá.

Một yếu tố khác cần cân nhắc khi chọn mua Vespa là khả năng giữ giá sau một thời gian sử dụng. Dù thuộc phân khúc cao cấp, Vespa lại thường mất giá nhanh hơn xe tay ga Nhật Bản như Honda SH, Air Blade hay Yamaha NVX.

 Dù thuộc phân khúc cao cấp, Vespa lại thường mất giá nhanh hơn xe tay ga Nhật Bản như Honda SH, Air Blade hay Yamaha NVX.

Dù thuộc phân khúc cao cấp, Vespa lại thường mất giá nhanh hơn xe tay ga Nhật Bản như Honda SH, Air Blade hay Yamaha NVX.

Theo khảo sát từ một số cửa hàng bán xe máy cũ tại Hà Nội, Vespa Sprint hoặc Primavera sau 2 năm sử dụng thường mất giá 30–40%, tùy tình trạng xe và số km. Trong khi đó, mẫu Honda SH hoặc Lead cùng đời chỉ mất 15–25%.

Do đó, xét trên tổng chi phí sở hữu, Vespa không chỉ tốn kém ở khoản đầu tư ban đầu và chi phí vận hành, mà còn có khả năng thanh khoản thấp hơn đáng kể khi người dùng muốn bán lại sau vài năm sử dụng.

Khách hàng ít, giá bán vẫn "trên trời"?

Vespa từng được xem là biểu tượng của sự trẻ trung, phong cách Ý, hấp dẫn với người dùng trong độ tuổi 25–35. Tuy nhiên, với mức giá ngày càng cao, cộng với chi phí bảo trì lớn, phân khúc khách hàng tiềm năng có dấu hiệu thu hẹp.

Một người dùng lâu năm của Vespa, anh N.D.K, 34 tuổi, chia sẻ: “Tôi mê kiểu dáng Vespa, nhưng chi phí sửa chữa gần như gấp đôi xe Nhật. Giờ có gia đình, tôi phải tính đến chi phí dài hạn nhiều hơn.”

 Với mức giá ngày càng cao, cộng với chi phí bảo trì lớn, phân khúc khách hàng tiềm năng của thương hiệu xe máy Vespa có dấu hiệu thu hẹp.

Với mức giá ngày càng cao, cộng với chi phí bảo trì lớn, phân khúc khách hàng tiềm năng của thương hiệu xe máy Vespa có dấu hiệu thu hẹp.

Thực tế, Vespa tại Việt Nam đang dần chuyển sang phân khúc ngách, nơi người mua quan tâm đến giá trị biểu tượng và thời trang hơn là tính kinh tế.

Tương lai nào cho Vespa tại thị trường Việt Nam?

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng cân nhắc về chi phí sử dụng và phân khúc xe ga Nhật liên tục cải tiến công nghệ, Vespa có thể sẽ tiếp tục là lựa chọn đặc thù, dành cho những người mua xe như một món “phụ kiện đắt giá”.

Chiến lược của Piaggio hiện tại có vẻ vẫn hướng đến việc giữ vững định vị cao cấp, thay vì mở rộng thị phần. Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi: Liệu Vespa có đang tự đẩy mình ra xa phần đông khách hàng trẻ?

 Liệu Vespa có đang tự đẩy mình ra xa phần đông khách hàng trẻ?

Liệu Vespa có đang tự đẩy mình ra xa phần đông khách hàng trẻ?

Vespa Primavera và Sprint 2025 tiếp tục khẳng định định vị cao cấp thông qua thiết kế tinh tế và giá bán tăng đều qua từng năm. Tuy nhiên, việc giữ nguyên nền tảng động cơ và công nghệ, chi phí vận hành cao có thể là rào cản lớn đối với người dùng phổ thông.

Trong khi thương hiệu vẫn giữ được sự ngưỡng mộ nhất định, Vespa có lẽ sẽ cần nhiều hơn những cập nhật kỹ thuật thực chất nếu không muốn trở thành một biểu tượng thời trang “nặng ví” trong mắt người tiêu dùng Việt.

Chính Trí

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xe-ga-vespa-2025-thoi-trang-hay-khoan-dau-tu-dat-do-post1542675.html
Zalo