Xã hội hóa sách giáo khoa: Đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Các chuyên gia tại tọa đàm khẳng định chủ trương đúng đắn, ý nghĩa của việc xã hội hóa và đa dạng hóa sách giáo khoa, nỗ lực của các nhà xuất bản trong biên soạn sách giáo khoa.
Cụ thể hóa Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết yêu cầu “thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”, “khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông”.
Kể từ năm 2019 đến nay, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà xuất bản đã biên soạn hàng trăm đầu sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 với ba bộ sách khác nhau được sử dụng trong các nhà trường, thu hút sự tham gia của hơn 1.500 tác giả, góp phần quan trọng trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tác động của xã hội hóa, đa dạng hóa sách giáo khoa đến việc dạy và học trong các nhà trường, Báo điện tử VietnamPlus tổ chức tọa đàm: “Xã hội hóa sách giáo khoa: Đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”
Quý độc giả quan tâm có thể theo dõi toàn bộ nội dung cuộc tọa đàm tại đây: