WHO bước đầu giải quyết với khủng hoảng ngân sách

Ngày 19.5, tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thường niên lần thứ 78 tại Geneva, Thụy Sĩ, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia thành viên ủng hộ khoản ngân sách hàng năm trị giá 2,1 tỉ đô la.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị thường niên của WHO. Ảnh: AP

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị thường niên của WHO. Ảnh: AP

Theo AP, sau gần 80 năm nỗ lực cải thiện cuộc sống và sức khỏe của con người, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc mới đây đã đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách sau khi Mỹ ngừng tài trợ cho cơ quan này vào tháng 1.

Trước đó, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO. Tuy nhiên, đầu năm nay, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp chính thức rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một quyết định được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng đến hệ thống y tế toàn cầu.

"2,1 tỉ đô la tương đương với chi tiêu quân sự toàn cầu, tương ứng với giá của một máy bay ném bom tàng hình. Và 2,1 tỷ đô la chỉ bằng 1/4 số tiền mà ngành công nghiệp thuốc lá chi cho quảng cáo và khuyến mại mỗi năm", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị thường niên của WHO.

WHO đã đề cập đến ngân sách dự kiến trong hai năm tới, ít hơn 22% so với dự kiến ban đầu, chủ yếu là để ứng phó với việc cắt giảm tài trợ của Mỹ và các nước phương Tây khác.

"Trong bối cảnh hiện tại, việc huy động số tiền đó sẽ là một thách thức. Tuy nhiên, đối với một tổ chức y tế hoạt động tại 150 quốc gia, với sứ mệnh và nhiệm vụ to lớn mà các quốc gia thành viên đã giao cho chúng tôi, thì 4,2 tỉ đô la trong hai năm — hay 2,1 tỉ đô la một năm — không phải là tham vọng. Con số đó cực kỳ khiêm tốn", ông Tedros nói.

Do những khoản cắt giảm từ các nước, năm nay, cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm ngân sách toàn diện.

Hiện tại, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đang chứng kiến sự sụt giảm trong khả năng thực hiện công việc của mình, bao gồm cả việc chỉ đạo phản ứng toàn cầu đối với các đại dịch như Covid-19, bùng phát bại liệt hoặc Ebola.

WHO đã liên tục đưa ra các giải pháp ứng phó linh hoạt sau các khoản cắt giảm của Mỹ, cũng như việc cắt giảm chi tiêu từ các nước châu Âu giàu có.

Chuẩn bị ứng phó với đại dịch trong chương trình nghị sự

Đại hội Y tế Thế giới diễn ra trong 9 ngày tới sẽ củng cố sức mạnh tài chính của WHO và thúc đẩy nỗ lực của WHO để tăng cường khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai của thế giới.

Tại Đại hội Y Thế giới năm nay, các quốc gia thành viên dự kiến sẽ tăng phí thành viên hàng năm, đóng góp 20% hỗ trợ tài chính cho WHO và giảm sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp tự nguyện từ chính phủ các nước.

Các thành viên WHO cũng dự kiến sẽ thông qua "hiệp ước đại dịch" được xây dựng chặt chẽ, với mong muốn tránh bất kỳ sự lặp lại phản ứng không đồng đều với đại dịch tiếp theo. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng là điều không thể tránh khỏi.

Theo đó, hiệp ước sẽ đảm bảo rằng các quốc gia cùng chia sẻ các mẫu vi-rút nhận được từ bất kỳ xét nghiệm; hỗ trợ thuốc men và vắc-xin mới, sau đó cung cấp cho WHO khoảng 20% các sản phẩm đó để đảm bảo các quốc gia nghèo hơn có thể tiếp cận được.

“Đại Hội đồng Y tế Thế giới có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong năm nay. Đây thực sự là một khoảnh khắc lịch sử”, Tedros cho biết.

Theo giới quan sát, hiệp ước thông qua “có thể được xem là một chiến thắng quan trọng và có thể mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát triển ở “Nam bán cầu” trong dài hạn.

Mỹ rút khỏi WHO

Vào ngày đầu tiên trở lại văn phòng vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp chính thức rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo kế hoạch, việc rút lui sẽ có hiệu lực trong vòng một năm sau khi thông báo chính thức được gửi tới Liên hợp quốc và WHO.

Trong sắc lệnh, Tổng thống Trump yêu cầu các cơ quan liên quan dừng ngay việc chuyển ngân sách, hỗ trợ và nguồn lực cho WHO.

Ông cũng chỉ đạo việc thu hồi nhân sự Mỹ đang làm việc tại WHO, đồng thời tìm kiếm các đối tác khác để thay thế các hoạt động mà tổ chức này từng đảm nhận.

Giới quan sát cho rằng, quyết định này có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngân sách của WHO, vốn phụ thuộc lớn vào nguồn tài trợ từ Mỹ.

Trong những năm gần đây, Mỹ đã đóng góp từ 163 triệu đến 816 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 25% tổng ngân sách của WHO.

Việc mất đi khoản tài trợ này sẽ làm suy yếu khả năng ứng phó của WHO trước các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, như các đợt bùng phát dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp khác.

Việc Mỹ rút khỏi WHO không chỉ là một quyết định tài chính mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lĩnh vực y tế toàn cầu.

Trong bối cảnh các thách thức toàn cầu như đại dịch, biến đổi khí hậu và các mối đe dọa y tế mới tiếp tục gia tăng, vai trò của WHO ngày càng quan trọng.

Ngay trong ngày khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thường niên lần thứ 78 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 19.5, với đa số phiếu ủng hộ, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.

WHA là cơ quan ra quyết định cao nhất của WHO. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là xác lập chính sách tổ chức và thông qua chương trình ngân sách.

Phiên họp năm nay dự kiến kết thúc vào ngày 27.5.

HỒNG NHUNG

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/the-gioi/who-buoc-dau-giai-quyet-voi-khung-hoang-ngan-sach-135784.html
Zalo