Vui Tết Nào Pê Chầu cùng đồng bào Mông

Tết Nào Pê Chầu của người Mông ở Tây Bắc được duy trì tổ chức hàng năm theo lịch của người Mông, từ ngày 25/12 âm lịch trở đi.

Khi việc chuẩn bị xong, chủ nhà sẽ thắp hương bày các lễ vật để cúng thần linh, tổ tiên…

Khi việc chuẩn bị xong, chủ nhà sẽ thắp hương bày các lễ vật để cúng thần linh, tổ tiên…

Tết Nào Pê Chầu của người Mông ở Tây Bắc được duy trì tổ chức hàng năm theo lịch của người Mông, từ ngày 25/12 âm lịch trở đi. Những ngày này, không khí Tết vui tươi, nhộn nhịp tràn ngập khắp bản làng. Các gia đình bắt đầu mổ lợn, gà để làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho dân bản có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và mọi điều may mắn trong năm qua.

Tết thường diễn ra từ 10 đến 15 ngày với các phần lễ và hội, phần lễ diễn ra từ chiều 30 Tết đến hết chiều mùng 3 Tết, các nghi lễ chủ yếu diễn ra tại các gia đình, trưởng dòng họ. Còn phần hội diễn ra tại sân của bản cho đến hết Tết.

 Chiều 30 Tết, chủ nhà bắt đầu thực hiện nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu, rủi ro của năm cũ. Đồng thời cầu mong may mắn, tốt lành, khỏe mạnh, hạnh phúc, tài lộc đến với gia đình trong năm mới.

Chiều 30 Tết, chủ nhà bắt đầu thực hiện nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu, rủi ro của năm cũ. Đồng thời cầu mong may mắn, tốt lành, khỏe mạnh, hạnh phúc, tài lộc đến với gia đình trong năm mới.

 Đồng bào Mông quan niệm 'Xử Ka' là vị thần quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ 'Xử Ka' sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong sẽ được các vị thần che chở, phù hộ.

Đồng bào Mông quan niệm 'Xử Ka' là vị thần quan trọng nhất. Vì vậy, mỗi dịp Tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ 'Xử Ka' sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong sẽ được các vị thần che chở, phù hộ.

 Bánh giầy (lễ vật quan trọng) được làm từ gạo nếp nương để giã được loại bánh thơm dẻo. Ngoài bánh cúng lễ trong ngày 30 Tết, người dân nặn một cái to nhất, vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm.

Bánh giầy (lễ vật quan trọng) được làm từ gạo nếp nương để giã được loại bánh thơm dẻo. Ngoài bánh cúng lễ trong ngày 30 Tết, người dân nặn một cái to nhất, vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm.

 Tiếp theo nghi thức cúng lễ là các trò chơi đánh cù, đánh cầu lông gà, ném pao của các chàng trai cô gái người Mông… Cùng các hoạt động dân ca dân vũ, múa khèn… lôi cuốn du khách gần xa.

Tiếp theo nghi thức cúng lễ là các trò chơi đánh cù, đánh cầu lông gà, ném pao của các chàng trai cô gái người Mông… Cùng các hoạt động dân ca dân vũ, múa khèn… lôi cuốn du khách gần xa.

Nguyễn Lâm

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/vui-tet-nao-pe-chau-cung-dong-bao-mong-post715334.html
Zalo