Vũ khí 'vô hình' của Anh hạ gục đàn UAV Nga
Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố thử nghiệm thành công vũ khí mới, sử dụng sóng vô tuyến để vô hiệu hóa UAV tấn công theo chiến thuật bầy đàn.

Ngày 17/4, Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong một cuộc thử nghiệm, quân đội nước này đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí vi sóng công suất cao được gọi là RapidDestroyer, một loại vũ khí điện tử mới, có khả năng chống các thiết bị bay không người lái. Ảnh Wikipedia

RapidDestroyer được phát triển bởi tập đoàn quốc phòng Thales của Pháp, hệ thống này sử dụng tần số vô tuyến để vô hiệu hóa các thiết bị điện tử của hệ thống máy bay không người lái. Ảnh Reddit

Các cuộc thử nghiệm do Bộ Quốc phòng Anh tiến hành tại Tây Wales, đã chứng minh khả năng theo dõi và đánh bại hơn 100 máy bay không người lái. Thiết bị này có thể đồng thời đánh bại 2 đàn máy bay mỗi đàn 8 chiếc cùng một lúc, đánh dấu một cột mốc trong cuộc chạy đua toàn cầu nhằm phát triển vũ khí năng lượng định hướng. Ảnh X

Sự thành công của RapidDestroyer diễn ra khi quân đội trên toàn thế giới đang vật lộn với sự gia tăng của máy bay không người lái giá rẻ, loại vũ khí đã định hình lại các chiến trường hiện đại, đáng chú ý nhất là trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ảnh Wikipedia

RapidDestroyer là bước tiến vượt bậc trong nỗ lực của Anh nhằm giải quyết những thách thức do máy bay không người lái đặt ra. Không giống như các hệ thống phòng không truyền thống dựa vào tên lửa hoặc vũ khí động học, vũ khí này phát ra sóng vô tuyến tần số cao để phá vỡ hoặc phá hủy các thành phần điện tử của máy bay không người lái, khiến chúng trục trặc hoặc rơi. Ảnh Reuters

Bên cạnh đó, hệ thống vũ khí này có thể tiêu diệt mục tiêu trên không ở phạm vi 1 km và có hiệu quả chống lại các mối đe dọa không thể bị gây nhiễu bằng các kỹ thuật tác chiến điện tử khác.

Theo Bộ quốc Phòng Anh, cho đến nay, chính phủ Anh đã đầu tư hơn 53 triệu đô la vào RapidDestroyer. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Anh cũng nhấn mạnh chi phí thấp cho mỗi lần sử dụng vũ khí này, ước tính mỗi phát bắn chỉ tốn 0,13 USD, khiến nó trở thành giải pháp thay thế cho các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể tốn hàng nghìn đô la cho mỗi lần sử dụng.

RapidDestroyer hoạt động bằng cách tạo ra các xung năng lượng tần số vô tuyến mạnh mẽ, làm quá tải các mạch của thiết bị mục tiêu. Phương pháp "tiêu diệt cứng" này gây hư hại vật lý cho các thiết bị điện tử của máy bay không người lái, khác biệt với các phương pháp tác chiến điện tử truyền thống dựa vào việc gây nhiễu để phá vỡ thông tin liên lạc hoặc điều hướng.

Hơn thế nữa, với khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, hệ thống này đặc biệt phù hợp để chống lại các đàn máy bay không người lái có số lượng lớn.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Anh cũng đề cập đến mối lo ngại về nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho các thiết bị điện tử dân sự, đặc biệt là trong các cuộc xung đột mà không gian quân sự và dân sự đan xen vào nhau.

Sự xuất hiện của RapidDestroyer đánh dấu một thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển vũ khí phòng không. Khả năng vô hiệu hóa đàn máy bay không người lái với chi phí tối thiểu giúp giải quyết lỗ hổng nghiêm trọng trong các cuộc xung đột hiện đại, đồng thời cung cấp cái nhìn thoáng qua về tương lai của chiến tranh, nơi các hệ thống năng lượng định hướng đóng vai trò trung tâm.

Liệu RapidDestroyer có thực sự định nghĩa lại chiến trường hay chúng chỉ tác động hạn chế đến cuộc chạy đua vũ trang công nghệ đang diễn ra? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào tốc độ thích nghi của đối thủ và liệu cộng đồng quốc tế có thể thiết lập được các chuẩn mực để quản lý việc sử dụng các công cụ mạnh mẽ như vậy hay không.